| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón cho lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

[Bài cuối]: Kinh nghiệm từ sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Tư 15/11/2023 , 09:51 (GMT+7)

Trong điều kiện sản xuất lúa ở tỉnh Bình Thuận, ngoài các biện pháp canh tác tiến bộ, bà con nông dân cần sử dụng bộ sản phẩm phân bón Bình Điền hợp lý.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

Theo TS Lại Đình Hòe, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, đại diện nhóm tác giả trong TBKT “Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho các tỉnh phía Bắc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ”, việc ứng dụng quy trình canh tác lúa tiên tiến vào mô hình liên kết tại các tỉnh Nam Trung bộ đã giúp giảm 40-50% lượng giống gieo/ha, giảm trên 30% lượng nước tưới/vụ, giảm trên 30% chi phí bảo vệ thực vật, giảm 26,8-27,6 kg N/ha (21,7-22,3%).

Tuy nhiên, năng suất tăng 11,3-11,8%. Thông qua đó, giảm chi phí sản xuất khoảng 7%, lợi nhuận tăng 8,1- 8,8 triệu đồng/ha so với qui trình canh tác trên diện rộng của nông dân.

Theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, tác giả của “Gói kỹ thuật canh tác tiến tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo cho vùng ĐBSCL”, tiến bộ kỹ thuật cũng góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng giống có phẩm cấp trên 75% năm 2020, giảm lượng giống gieo trồng dưới 150 kg/ha.

TS Phạm Anh Cường, thay mặt nhóm tác giả của tiến bộ kỹ thuật “Quy trình canh tác lúa tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCl”của Công ty CP phân bón Bình Điền năm 2023 cho biết: Sử dụng các loại phân bón chuyên dùng Đầu Trâu cho lúa một cách hợp lý, cân đối đã tiết kiệm được đáng kể lượng phân bón.

Trong đó, ở giai đoạn 1 (2016-2017), trung bình của 3 vụ đã giảm được 27,3 kgN/ha (giảm 24% so với đối chứng), tương tự giảm 11,3 kg P2O5/ha (giảm 15%) và 6,7 kg K2O/ha (giảm 12,7%). Giai đoạn 2 (2020-2022), trung bình trong 03 vụ thực hiện đã tiết kiệm được 18,9 kg N/ha/vụ (41,1 kg Urea) tương đương 18,2%; 14,4 kg P2O5/ha (93,0 kg SSP) so với đối chứng.

+ Năng suất lúa bình quân trong giai đoạn 1 (2016- 2017) tăng so với đối chứng là 0,56 tấn/ha (tăng so với đối chứng là 8,9%). Trong giai đoạn 2 (2020-20220, năng suất lúa tăng từ 0,27 tấn/ha (4,6%) trong vụ Hè Thu 2021 đến 0,3 tấn/ha (4,2%) trong vụ Đông Xuân 2020-2021.

+ Lợi nhuận trung bình của các mô hình ở giai đoạn 1 (2016-2017) tăng so với đối chứng là 5,1 triệu đồng/ha (tăng 35% so với đối chứng). Giai đoạn 2 (2020-2022) lợi nhuận vụ đông xuân 2020-2021 tăng 4,024 triệu/ha (13,8%), vụ hè thu 2021 tăng 3,120 (20,1%) và vụ đông xuân 2021-2022 tăng 2,867 triệu/ha (12,5%. Trung bình 03 vụ  các công thức trong mô hình tăng mức lợi nhuận so với đối chứng 3,3 triệu/ha (14,8%)

Khả năng mở rộng của “Quy trình canh tác lúa tổng hợp thích  ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL” đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho sản xuất lúa vùng Bình Thuận.

Theo Quy trình “Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đối với lúa gieo sạ (tạm thời) của tỉnh Bình Thuận, một số các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc trong canh tác phải có là:

  • Ruộng phải được lên luống và tạo rãnh thoát nước chung xung quanh, san phẳng mặt luống trước khi gieo sạ;
  • Giảm lượng giống gieo;
  • Giảm lượng phân hóa học đặc biệt là phân đạm;
  • Quản lý nước theo phương pháp nông – lộ - phơi (ướt, khô xen kẽ);
  • Dặm tỉa sớm khi cây lúa có 2-2,5 lá đối với đất không nhiễm phèn/mặn, 4 lá đối với đất phèn/mặn;
  • Quản lý dịch hại theo phương pháp IPM.
  • Có hệ thống thủy lợi nội đồng thuận lợi cho việc tưới, tiêu nước khi cần thiết.

Như vậy, các khâu kỹ thuật trong quy trình này về cơ bản là hoàn toàn thống nhất  với các quy trình tiến bộ kỹ thuật của các tác giả trước đó trong thâm canh sản xuất lúa.

Trong điều kiện sản xuất lúa của tỉnh Bình Thuận, ngoài các biện pháp canh tác tiến bộ cần phải có, bà con nông dân hoàn toàn có thể sử dụng một số bộ sản phẩm phân bón của Công ty CP Phân bón Bình Điền đó là:

Bộ sản phẩm 1: Đầu Trâu Mặn Phèn (dùng cho bón lót), Đầu Trâu TE -A1 (bón thúc cây con và đẻ nhánh), Đầu Trâu TE -A2 (thúc đòng và nuôi hạt).

Bộ sản phẩm 2: Đầu Trâu Mặn Phèn (dùng cho bón lót), Đầu Trâu 997 (thúc cây mạ), Đầu Trâu 998 (thúc đẻ nhánh) và Đầu Trâu 999 (thúc đòng và nuôi hạt)

Bộ sản phẩm 3: Đầu Trâu Mặn Phèn (dùng cho bón lót), Đầu Trâu TE-01 (bón thúc cây con và đẻ nhánh) và Đầu Trâu TE-02 (thúc đòng và nuôi hạt)

Ba bộ sản phẩm này là những loại phân có hiệu quả cao trong sản xuất lúa và góp phần đáng kể làm giảm phát thải khí nhà kính.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?