| Hotline: 0983.970.780

Bài học của Serbia sau chức vô địch World Cup U20

Thứ Sáu 19/05/2017 , 06:30 (GMT+7)

U20 Serbia bất ngờ vô địch thế giới năm 2015 nhưng lại không thể giành quyền lọt vào vòng chung kết năm 2017. Sự phát triển của bóng đá trẻ...

Sự phát triển của bóng đá trẻ nói riêng và bóng đá nói chung không thể chỉ dựa vào một giải đấu cụ thể.

16-39-46_nh
Zivkovic (phải) là tài năng sáng giá nhất của Serbia nhưng không thể hiện được nhiều khi sang Benfica

Serbia vẫn được coi là nơi sản sinh ra rất nhiều tài năng bóng đá kiệt xuất, có thể kể đến các ngôi sao như Stankovic, Ivanovic, Stojkovic, Mijatovic… nhưng thực chất, trong một thập kỷ qua, bóng đá chỉ là môn thể thao phổ biến thứ tư tại đất nước này, sau bóng rổ, bóng chuyền và quần vợt. Điều ấy giải thích vì sao ĐTQG Serbia liên tiếp vắng mặt ở ba giải đấu lớn gần nhất Euro 2012, World Cup 2014 và Euro 2016.

Với một quốc gia có vỏn vẹn 7 triệu dân, không thể nói Serbia có tiềm năng phát triển môn thể thao vua như Đức, Pháp hay Italy. LĐBĐ Serbia buộc phải kêu gọi bằng một chiến dịch trên phạm vi toàn quốc mang tên "Trường học - đội bóng của tôi". Nội dung của chương trình là giới thiệu các cuộc thi bóng đá cho trẻ em ở trường tiểu học, tạo dựng niềm đam mê, trước khi sản sinh một nguồn tài năng ổn định.

Năm 2007, LĐBĐ Serbia tiếp tục ký thoả thuận với LĐBĐ Tây Ban Nha về việc trao đổi trọng tài, nhân viên y tế, cũng như tổ chức thi đấu giao hữu cho các đội trẻ. Họ cũng theo dõi chặt chẽ sự phát triển của học viện bóng đá Clairefontaine (Pháp) và Coverciano (Italy). Kết quả là sự ra đời của "Nhà bóng đá" ở Stara Pazova năm 2011, một cơ sở cực kỳ hiện đại với 7 sân chơi, một sân vận động và một khách sạn. Đây thường xuyên là nơi tổ chức các giải bóng đá trẻ, từ lứa tuổi 11, cho các quốc gia ở bán đảo Balkan và Nam Âu.

“Chúng tôi không thể so sánh với các quốc gia lớn nhưng Stara Pazova cho phép Serbia có khả năng làm việc với tất cả những tài năng mà chúng tôi có”, HLV trưởng ĐT Serbia, Radovan Curcic nói. Thay vì có các lứa tuổi “chuẩn” như UEFA đưa vào hệ thống thi đấu, như U17, U19, U21, LĐBĐ Serbia bổ sung rất nhiều đội trẻ như U15, U16, U18, nhằm đảm bảo mỗi thế hệ cầu thủ sẽ có một năm đào tạo và thi đấu đầy đủ, trước khi chơi bóng chuyên nghiệp. Veljko Paunovic, HLV trưởng U20 Serbia ở World Cup 2015, hiểu rất rõ lợi thế này khi những cầu thủ quan trọng nhất Maksimovic, Milinkovic-Savic, Zivkovic rất hiểu ý nhau.

Người Serbia đã làm tất cả để có thể bắt kịp Croatia, một quốc gia khác thuộc Liên bang Nam Tư cũ, và vươn lên trở thành một thế lực mới tại châu Âu, bao gồm cả việc xây dựng 12 sân cỏ nhân tạo trên cả nước, theo chương trình Hat-trick do UEFA tài trợ. Trái ngọt đầu tiên là chức vô địch World Cup U20 năm 2015 và hiện tại là việc dẫn đầu bảng D vòng loại World Cup 2018, dù phải đối đầu với đội bóng từng vào bán kết Euro 2016 - Xứ Wales.

Đáng tiếc, khi người hâm mộ quốc gia này bắt đầu mơ mộng về một thế hệ vàng, giống như Jarni, Boban, Prosinecki, Mijatovic, Suker đã làm được trong màu áo Nam Tư cũ tại giải vô địch bóng đá trẻ thế giới năm 1987 (tiền thân của World Cup U20) thì bóng đá trẻ Serbia đi vào thoái trào. Họ không có vé dự World Cup U20 năm 2017 tại Hàn Quốc, mà chỉ tiếp tục hưởng thành quả từ thế hệ năm 2015, với việc lọt vào vòng chung kết U21 châu Âu.

Trong số ba người giỏi nhất thế hệ này, chỉ có Milinkovic-Savic tiếp tục giữ được đà thăng tiến trong màu áo Lazio, trong khi Zivkovic có vẻ bị thui chột ở Benfica, còn Maksimovic phiêu bạt sang Kazakhstan.

Sự phát triển của bóng đá, vì thế, không thể dựa vào một giải đấu cụ thể.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Các huyền thoại bóng đá Brazil gây sốt tại Đà Nẵng

Trận giao hữu giữa 2 đội ngôi sao bóng đá Brazil và Việt Nam trên sân vận động Hòa Xuân - Đà Nẵng mang đến cho khán giả những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm