| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội – hình thành 'câu lạc bộ' làng nghề nghìn tỷ

Bài II. Chính sách phát triển làng nghề phục vụ nông thôn mới Hà Nội

Thứ Ba 01/12/2020 , 09:30 (GMT+7)

Năm 2019, Hà Nội đã đón trên 26,34 triệu lượt khách, riêng khách du lịch quốc tế đạt trên 5 triệu lượt, tổng thu ước đạt hơn 92.000 tỷ đồng.

Làng tranh họa Cổ Đô huyện Ba Vì, Hà Nội.

Làng tranh họa Cổ Đô huyện Ba Vì, Hà Nội.

Trong đó du lịch sinh thái đang được rất nhiều du khách quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta chưa phát triển mạnh các làng nghề kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm và thiếu những điểm giới thiệu sản phẩm tại các tuyến, tour du lịch. Từ vấn đề trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp và tham mưu cho thành phố Hà Nội triển khai thực hiện, thậm chí ban hành những cơ chế chính sách đặc thù.

Thứ nhất là xây dựng những trung tâm lớn quốc tế tại Hà Nội để trưng bày triển lãm giới thiệu làng nghề của cả nước, vì Hà Nội là đầu mối quốc tế và có những điểm giới thiệu sản phẩm gắn liền với các tour du lịch.

Vấn đề thứ hai, với các làng nghề truyền thống có khả năng phát triển du lịch, giáo dục trải nghiệm thì cần dự án đầu tư phát triển đồng bộ nông nghiệp, làng nghề nông thôn kết hợp du lịch giáo dục trải nghiệm. Vì tôi biết có những làng nghề có những bức tranh cổ hàng vài trăm năm vẫn được lưu giữ, nếu công bố lên thì rất nhiều người muốn về thăm.

Sản phẩm gốm bầu của Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Sản phẩm gốm bầu của Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Phải có những trang trại giáo dục làm nông nghiệp; phát triển sản phẩm nông nghiệp để phục vụ khách du lịch đến ăn uống ở làng nghề mang đặc trưng vùng miền. Đặc biệt là cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của làng nghề để ngày càng tự chủ được thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghề phải định hình và trở thành biểu tượng cho từng địa danh; phát triển đồ lưu niệm từ sản phẩm của làng nghề; phát triển hàng thủ công phục vụ tiêu dùng thay dần sản phẩm công nghiệp.

Bởi hiện nay, có làng nghề đan cỏ tế ở Phú Túc sản xuất được tất cả vật dụng trong gia đình, chúng ta cũng có gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ thì rất nhiều... Đặc biệt, ở xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên), có hợp tác xã sản xuất các sản phẩm từ xơ chuối, sợi chuối được các nước rất ưa chuộng. Những sản phẩm đó sử dụng rất tốt. Tôi cho rằng đó là tài nguyên để phát triển.

Tôi cũng đã đi nhiều làng nghề và thấy rằng, bài toán phát triển thương hiệu của làng nghề hiện nay đang nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là nghệ nhân thì muốn sản phẩm sáng tạo của mình phải mang tên mình, nhưng ở đó sản phẩm mang lợi nhuận tập thể lại chưa được quan tâm.

Để quản lý chất lượng sản phẩm thì phải quản lý thương hiệu tập thể, nhãn hiệu tập thể để có những mẫu thiết kế phù hợp với thị hiếu thị trường. Và trên cơ sở đó, các nghệ nhân nâng cao, chuẩn hóa quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Đó chính là tiêu chí chấm điểm nghệ nhân. Đó là giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này.

Để hỗ trợ, tạo thuận lợi về cac thủ tục cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ cac dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ thực hiện dự án bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế...; từ đó phát huy vai trò của du lịch với phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.