| Hotline: 0983.970.780

Báo động các bệnh mùa hè ở trẻ em

Thứ Sáu 11/04/2008 , 13:30 (GMT+7)

Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch Tổng hợp- BV Nhi đồng 2 TPHCM, trong 3 tháng đầu năm 2008, lượng bệnh nhân mắc bệnh Tay- chân- miệng (TCM) nhập viện tăng cao với tổng số là 517 trường hợp, tăng gấp 7,5 lần so cùng kỳ 2007.

Hình ảnh chờ khám bệnh trong những ngày đầu hè
Được biết bệnh TCM có khả năng lây truyền thông qua chất tiết của cả đường hô hấp và tiêu hóa (chất tiết từ mũi, miệng, bọt nước lúc ho, hắt hơi…), do vậy khả năng lây truyền rất cao. Bệnh TCM là bệnh có diễn tiến phức tạp và tỉ lệ tử vong cao, từ đầu năm đến nay ở TPHCM đã có 4 trường hợp bệnh TCM tử vong; đồng thời có hàng chục trường hợp bệnh TCM diễn tiến nặng có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp… cần phải hỗ trợ máy thở và sử dụng nhiều thuốc đắt tiền để cứu chữa.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh TCM, vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Phát hiện sớm bệnh TCM, theo dõi các dấu hiệu nặng sẽ giúp phát hiện kịp thời các trường hợp có biến chứng nặng. Các bậc phụ huynh nên lưu ý khi thấy trẻ có loét miệng hoặc nổi các mụn đỏ, hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cùi chỏ hoặc đầu gối thì mang đến bác sĩ hoặc bệnh viện chuyên khoa khám ngay.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong 3 tháng đầu năm 2008 dù chưa phải vào mùa dịch nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện tương đối cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác như quai bị, thủy đậu nhập viện cũng tăng cao, đặc biệt là quai bị với tổng số bệnh nhân nhập viện là 57, nhiều hơn cùng kỳ năm trước 3,5 lần. Số lượng bệnh nhân thủy đậu so với năm trước tuy có ít hơn 2 trường hợp (43 trường hợp so với 45 của 3 tháng đầu năm 2007) nhưng vẫn là tỷ lệ rất cao.

Để hạn chế các bệnh truyền nhiễm xảy ra, đề nghị các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như cho các cháu ngủ mùng (kể cả ban ngày), diệt lăng quăng, giữ gìn vệ sinh ăn uống cho các cháu, đưa các cháu đến các cơ sở y tế để được tiêm ngừa các bệnh như: quai bị, thủy đậu.

Hiện tại đang ở vào thời điểm gia tăng theo chu kỳ của bệnh thuỷ đậu. TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng nhấn mạnh: Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh bệnh thuỷ đậu cho các trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Cần cách ly trẻ khỏe với các trẻ đang mắc bệnh. Đối với những cháu đang mắc bệnh, gia đình và nhà trường phải cho nghỉ học nhằm hạn chế lây lan cho các trẻ khác. Về cách chăm sóc bệnh nhi tại nhà, phụ huynh cần tiếp tục cho các cháu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh thân thể, uống và thoa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên kiêng nước, kiêng gió, không nên tự ý đắp lá cây, châm, đốt lên các nốt đỏ và mụn mủ vì có thể gây nhiễm trùng da nặng. Để giảm đau, hạ sốt phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống paracetamol, không được sử dụng aspirin vì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhi.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi đoàn viên công tác nơi biên giới hải đảo

Ngày 17/5, Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi, tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại Công đoàn cơ sở thành viên Chi cục Kiểm ngư vùng V.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.