| Hotline: 0983.970.780

Barca sở hữu bộ tứ tấn công có phí giải phóng đắt nhất thế giới

Thứ Năm 11/01/2018 , 07:26 (GMT+7)

Giá phá vỡ hợp đồng của Messi, Suarez, Dembele và Coutinho lên tới khoảng hai tỷ đôla.

Messi đang có giá phá vỡ hợp đồng 840 triệu đôla, Dembele có giá 480, còn Suarez có giá 240. Cộng thêm mức giá 480 triệu của tân binh Coutinho, bộ tứ tấn công của Barca có tổng giá phá vỡ hợp đồng 2,04 tỷ đôla. Đây là bộ tứ tấn công đắt nhất thế giới hiện nay.

Sau khi bị PSG lấy mất Neymar theo dạng phá hợp đồng, Barca đã trở nên thận trọng hơn. Hợp đồng mới của Dembele, Messi và Coutinho đều có mức giải phóng rất cao so với đánh giá của trang Transfermarkt, trang web chuyên về chuyển nhượng.

Nếu muốn giật hết bộ tứ khỏi tay Barca, các đội bóng khác cần chi hai tỷ đôla.

Đối với thị trường chuyển nhượng châu Âu nói chung, vụ Neymar sang PSG cũng tạo ra thay đổi lớn. Việc một đội bóng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để mua một cầu thủ không còn là chuyện hiếm. Trước khi bán Coutinho, Liverpool đã sớm chi 100 triệu để mua trung vệ Virgil Van Dijk từ Southampton.

Nhiều cầu thủ khác cũng đang bị hét giá ở mức rất cao. Theo báo chí Tây Ban Nha, nếu mua được Harry Kane, Real phải tốn tới 200 triệu.

Juventus cũng sẽ không nhả Paulo Dybala nếu không nhận được khoảng 210 triệu. Đây là con số cao hơn gấp nhiều lần so với mức 38 triệu mà "Lão phu nhân" dùng để mua về từ Palermo hè 2015.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm