| Hotline: 0983.970.780

Bắt bệnh, lên phác đồ cứu ổi ngập nước sau bão

Thứ Năm 19/09/2024 , 10:53 (GMT+7)

Hàng ngàn ha ổi của tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng do ngập lụt đang được lực lượng khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân cứu chữa, giảm thiệt hại.

 

Ngoài vải thiều, huyện Thanh Hà, Hải Dương có diện tích gần 2.000ha trồng ổi, đây là cây ăn quả chủ lực của huyện. Trong cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão vừa qua, do là vùng trũng, hàng trăm ha trồng ổi của nông dân Thanh Hà bị ngập nước và gãy cành, dập quả, gây thiệt hại nặng nề.

 

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay nước cơ bản đã rút hết khỏi các luống trồng ổi nhưng ở các rãnh giữa luống vẫn còn. Ông Nguyễn Phú Thụy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương cho biết, đây là nguy cơ cao gây bệnh cho cây ổi do nguồn nước bị nhiễm bẩn, nhiều mầm bệnh.

 

Để khắc phục hậu quả bão số 3, giúp nông dân sớm khôi phục sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương đã tổ chức các nhóm kỹ thuật viên đến các địa phương hướng dẫn bà con nông dân cách cứu vườn ổi. Theo ông Nguyễn Phú Thụy (ảnh), việc đầu tiên sau khi bão qua là dựng, chống những cây ổi bị nghiêng, đổ nhưng vẫn còn sống.

 

Sau đó, người dân phải tiến hành cắt tỉa cho cây. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Dương cho biết, cần sớm cắt những cành đã bị gãy, cành nhỏ dùng kìm, cành lớn dùng cưa. Bên cạnh đó, các lá bị dập, lá già cũng phải cắt: "Đây là những lá có khả năng quang hợp kém nhưng lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây nên phải cắt bỏ".

 

Lưu ý khi cắt cành phải cắt theo đường chéo, điều này giúp vết cắt không bị đọng nước, lưu trữ mầm bệnh. Với những cành to, cần phải bôi vôi vào vết cắt để tránh bị nhiễm bệnh. "Việc cắt cành là rất cần thiết, không được tiếc vì ổi là cây có khả năng sinh trưởng mạnh, những cành mới sẽ sớm sinh ra và khỏe hơn nhiều", ông Thụy khuyến cáo.

 

Việc bị ngâm nước lâu ngày còn khiến rễ cây ổi bị úng, thối, giảm khả năng sinh trưởng và sức khỏe của cây. Ngoài ra, đất bị nén chặt cùng với lượng lá rụng đang phân hủy cũng gây những tác động xấu cho cây ổi, cần phải xử lý ngay sau khi tỉa cành. "Trước tiên người dân cần dọn dẹp lượng lá rụng, thối ở luống trồng ổi, sau đó rải vôi bột để khử khuẩn và mở đường thở cho rễ bằng cách cuốc đất xung quanh gốc", ông Nguyễn Phú Thụy hướng dẫn.

 

Lưu ý, chỉ cần cuốc nông từ 5 - 10cm và ở khu vực rễ thở, nằm xung quanh gốc cây. "Việc cuốc đất giúp khi nắng lên hơi nước bốc nhanh, tránh tình trạng rễ bị bít và giúp trao đổi không khí tốt hơn", chuyên gia trồng trọt của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương giải thích.

 

Sau khi đã tỉa cành, xới đất, việc tiếp theo là bổ sung lân bằng phương pháp bón lá. Đây là giải pháp để tăng sức khỏe cho cây, giúp cây tái tạo hệ thống rễ đã bị tổn thương sau mưa bão. Theo ông Thụy, tốt nhất là sử dụng các chế phẩm lân vi sinh đang được bán rộng rãi trên thị trường.

 

Sau khi pha chế lân bón lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất, người dân có thể tổ chức phun ngay cho cây, càng sớm càng tốt. Lưu ý nên phun vào buổi chiều, khi trời mát mẻ để cây có thể hấp thụ tốt qua lá vào ban đêm. Ngoài ra, khi phun bà con nên phun theo hướng từ dưới lên để lân bám vào mặt dưới lá, nơi có các lỗ khí khổng lớn, giúp hấp thụ tốt.

 

Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được khuyến nông Hải Dương in ấn và phát đến bà con nông dân, sau khi bón lân vi sinh qua lá phải chờ ít nhất 1 tuần mới được bón phân vào rễ và cũng chỉ sử dụng phân bón vi sinh. Đối với phân bón NPK, thời gian bón là ít nhất nửa tháng sau khi phun lân vi sinh và bón với liều lượng ít hơn so với bình thường, tăng dần theo thời gian.

 

Các bước khắc phục, tái sản xuất đối với cây ăn quả do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ban hành, bà con nông dân có thể áp dụng cho nhiều loại cây, không riêng ổi.

Nuôi cá sấu lãi 1 tỷ đồng/năm ở vùng đất U Minh Thượng

Nuôi cá sấu lãi 1 tỷ đồng/năm ở vùng đất U Minh Thượng

Ảnh 14:30

Kiên Giang An Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng U Minh Thượng của Kiên Giang, gần đây một số nông hộ mạnh dạn đầu tư nuôi cá sấu đang cho hiệu quả kinh tế cao.

Khắc phục xong hậu quả bão số 3, thủ phủ gia cầm sẵn sàng tái đàn

Khắc phục xong hậu quả bão số 3, thủ phủ gia cầm sẵn sàng tái đàn

Ảnh 13:39

HẢI DƯƠNG Dù gà chết, chuồng sập vì bão số 3 (siêu bão Yagi) nhưng người chăn nuôi ở Chí Linh, Hải Dương cơ bản khắc phục xong, sẵn sàng tái đàn cho dịp Tết sắp tới.

Làng Nủ bình yên trước biến cố tan hoang 10/9/2024

Làng Nủ bình yên trước biến cố tan hoang 10/9/2024

Ảnh 15:41

Làng Nủ vốn là một bản Tày bình yên như bao bản làng khác của đất nước Việt Nam. Nhưng, thiên tai đã mang tới làng Nủ có một số phận bi thương.

Cận cảnh vùng 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân để cung cấp nước sạch

Cận cảnh vùng 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân để cung cấp nước sạch

Ảnh 15:10

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng 'rốn lũ' tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Lồng bè tan nát, lòng người nát tan

Lồng bè tan nát, lòng người nát tan

Ảnh 14:29

Bão số 3 tràn qua, cả một vùng nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách, Hải Dương tan tác. Cá nát, lồng tan, 10 ngày sau bão, xác cá vẫn tràn lan trên mặt nước.

Xem thêm