| Hotline: 0983.970.780

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

Thứ Bảy 18/05/2024 , 19:07 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Bất động sản nói chung, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ khởi sắc khi tháo gỡ các vướng mắc. Ảnh: TN.

Bất động sản nói chung, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ khởi sắc khi tháo gỡ các vướng mắc. Ảnh: TN.

Những vướng mắc kìm hãm bất động sản

Chiều 18/5, tại nhà hát Đó, TP Nha Trang (Khánh Hòa), Báo Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Cộng đồng Review BĐS tổ chức diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng”.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong quý 1/2024, thị trường bất động sản đón nhận 9.970 sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng mở bán. Trong đó hơn 97% là hàng tồn kho của các dự án mở bán trước đó tiếp tục chào bán.​ Toàn thị̣ trường chỉ ghi nhận 5 dự án mở bán mới hoàn toàn, cung cấp ra thị trường 326 sản phẩm, giảm 64% so với quý trước và giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái.​

Tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 26%, tương đương với 87 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được giao dịch thành công trong quý.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, từ năm 2020 đến nay bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu chững lại, nguồn cung và lượng giao dịch hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.

Nguyên nhân là do thời gian qua, lĩnh vực bất động sản nói chung, bất động sản nghỉ dưỡng đều gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Cụ thể, vướng mắc thứ nhất đó là về pháp lý chưa đồng bộ, chồng chéo, mẫu thuẫn… dẫn đến việc ra quyết định đầu tư còn thận trọng.

Thứ hai, nhiều thủ tục đầu tư thông qua mất nhiều thời gian, nhất là thủ tục chấp nhận chủ trương đầu tư, điều chỉnh đầu tư. Điều này đã khiến nhiều dự án kéo dài, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn cung. Hơn nữa việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất trong thời gian qua cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc đầu tư phát triển.

“Các dự án bất động sản, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng đều ở khu vực có vùng đất hoang sơ. Sau đó được chủ đầu tư biến thành dự án quy mô đẹp, mất nhiều công sức nhưng những vùng này khó khăn về liên quan pháp lý, tính tiền sử dụng đất được thấy rất rõ ở các địa phương trong thời gian qua”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chia sẻ.

Một vướng mắc nữa đó là việc lập điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo sự đồng bộ các cấp, cũng khiến các dự án bất động sản nghỉ dưỡng triển khai mất nhiều thời gian và khó khăn.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian qua chưa giải quyết dứt điểm cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch.

Ngoài ra, một số chủ đầu tư trong quá trình triển khai bất động sản nghỉ dưỡng chưa chuẩn bị kỹ nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính đã dẫn đến quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Ngoài ra một số nhà đầu tư triển khai dự án chậm, không đảm bảo cam kết khách hàng, người dân, từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu nại làm ảnh hưởng niều tin của khách hàng, ảnh hưởng bất động sản nghỉ dưỡng trong suốt thời gian qua.

Thêm vào đó, thời gian gần đây khi có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn về tín dụng, trái phiếu thì ít nhiều ảnh hưởng hoạt động đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

Trước những khó khăn trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, tổ chức nhiều hội nghị, ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, đôn đốc các địa phương triển khai khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, an toàn, lành mạnh và bền vững.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Mỹ Phượng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Mỹ Phượng.

Đáng chú ý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống pháp luật liên quan về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở và thị trường bất sản.

Đồng thời, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật rất quan trọng gồm luật đất đai năm 2024, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản năm 2023 và luật tổ chức tín dụng năm 2024.

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành các văn bản hướng dẫn luật để sớm trình Chính phủ ban hành. Trên cơ sở đó, trình lên Quốc hội để thông qua Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu luật sớm từ 1/7 tới đây.

“Có thể nói việc ban hành các hệ thống dự án luật này có nhiều nội dung tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề đất đai, nội dung liên quan đến đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư và vấn đề khó khăn liên quan kinh doanh bất động sản...”, Thứ trưởng chia sẻ và bày tỏ tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trọng việc hoàn thiện, sửa đổi tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế trong thời gian tới đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phát triển bất động sản, trong đó dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng đã có tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng nhất định. Cụ thể năm 2023, toàn tỉnh phát sinh 20.000 lượng giao dịch, với tổng giá trị 12.396 tỷ đồng; có 11 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (2 dự án được cấp giấy phép xây dựng). Trong quý I/2024, phát sinh gần 6.000 lượng giao dịch, với tổng giá trị 7.630 tỷ đồng.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 27/6/2024: Xăng tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 27/6/2024 tiếp tục đà tăng. Trong đó, giá xăng tăng từ 506-544 đồng, còn giá dầu tăng từ 223-329 đồng (tùy loại).

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Nhiều doanh nghiệp đang lấy kinh doanh xanh làm chiến lược, lợi thế

Nhiều doanh nghiệp lấy kinh doanh xanh là chiến lược và là lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Bình luận mới nhất