| Hotline: 0983.970.780

Hiện đại hóa trong chăn nuôi: [Bài 1] Bí quyết nuôi gà của ông Khương ở Bình Dương

Chủ Nhật 23/06/2024 , 16:19 (GMT+7)

Hiện đại hóa trong chăn nuôi được xem là hướng đi bền vững, giúp người nông dân nâng cao lợi nhuận và hướng đến một nền nông nghiệp sạch.

Trang trại gà của ông Khương có diện tích khoảng gần 30.000m2, được đầu tư, xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn sinh học, nuôi gà đẻ theo quy trình khép kín. Ảnh: Trần Phi.

Trang trại gà của ông Khương có diện tích khoảng gần 30.000m2, được đầu tư, xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn sinh học, nuôi gà đẻ theo quy trình khép kín. Ảnh: Trần Phi.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Bình Dương ngày càng có nhiều mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đây được xem là hướng đi bền vững, giúp người dân nâng cao lợi nhuận và hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch, đảm bảo an toàn dịch bệnh và góp phần bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi gà là việc không còn xa lạ với nông dân. Tuy nhiên, từ trước đến nay, bà con thường chỉ quen chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Những năm gần đây, cùng với việc hiện đại hóa nền nông nghiệp, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình chăn nuôi được ứng dụng khoa học, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi gà của ông Đinh Ngọc Khương, tại ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Ông Khương được người dân địa phương và các tỉnh lân cận biết đến nhờ có “bí quyết” nuôi gà lạnh (chuồng nuôi khép kín, có hệ thống máy lạnh làm mát không khí, cùng máng nước tự động, khay để thức ăn...), đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính ông là người được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2021.

Theo ông Khương, mô hình nuôi gà đẻ ứng dụng công nghệ cao là thay đổi từ trại hở sang trại kín, có hệ thống máy lạnh, hệ thống dẫn thức ăn, dẫn nước làm mát. Do đó sẽ giảm thiểu vấn đề dùng kháng sinh, đặc biệt không cần nhiều công nhân, nếu thời gian nuôi bằng mô hình nuôi gà hở cần đến 60 ngày thì với trại lạnh, chỉ cần 52 ngày là có thể cho xuất bán gà thịt.

Hiện, trang trại của ông có diện tích khoảng gần 30.000m2, được đầu tư, xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn sinh học, nuôi gà đẻ theo quy trình khép kín, với hơn 400.000 gà thương phẩm và 40.000 gà bố mẹ, bình quân mỗi ngày, đàn gà bố mẹ cho 15.000 - 17.000 trứng.

Những quả trứng to và đẹp sẽ được ông Khương chọn để đưa vào máy ấp nhằm cho ra đàn gà giống có sức đề kháng và sự phát triển tốt. Hiện, ông Khương đã đầu tư 12 máy ấp hiện đại để sản xuất gà giống. Thời gian cao điểm, trại gà lạnh của ông nuôi 600.000 con gà thương phẩm, 1 tháng xuất 20.000 con, trung bình xuất 900 tấn gà/tháng.

Những quả trứng to và đẹp sẽ được ông Khương chọn để đưa vào máy ấp nhằm cho ra đàn gà giống có sức đề kháng và sự phát triển tốt. Ảnh: Trần Phi.

Những quả trứng to và đẹp sẽ được ông Khương chọn để đưa vào máy ấp nhằm cho ra đàn gà giống có sức đề kháng và sự phát triển tốt. Ảnh: Trần Phi.

Nhằm bảo đảm bao tiêu đầu ra cho nguồn gà thương phẩm, hiện ông Khương đang liên kết với 2 công ty trên địa bàn. “Ngành nông nghiệp hiện cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, đây là cơ hội cho nông dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghệ cao, chi phí rẻ”, ông Khương chia sẻ.

Dự kiến, năm 2024 ông sẽ đạt doanh thu khoảng 100 tỷ đồng. Điều này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao trong mô hình chăn nuôi nói chung và gà lạnh nói riêng là “chìa khóa” để “mở cánh cửa” mới cho nông dân.

Ngoài ra, ông Khương còn cho biết mô hình nuôi gà lạnh chưa được áp dụng nhiều tại Bình Dương, và người dân nếu có điều kiện thì nên đầu tư vào mô hình này. Theo ông Khương, mô hình này mặc dù đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên để theo nghề, người nông dân không chỉ cần vốn mà phải có chút am hiểu về chăn nuôi.

Sự thành công của ông Khương đã được nhiều người dân địa phương và các tỉnh lân cận biết đến, đã có rất nhiều người tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi gà mô hình gà lạnh. Ảnh: Trần Phi.

Sự thành công của ông Khương đã được nhiều người dân địa phương và các tỉnh lân cận biết đến, đã có rất nhiều người tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi gà mô hình gà lạnh. Ảnh: Trần Phi.

Khi đặt câu hỏi: “Thành công của ông hôm nay bắt nguồn từ những yếu tố gì” ? Ông Khương trả lời: “Đó là kết quả sau những lần thất bại, và sự tự tìm tòi học hỏi không ngừng qua nhiều kênh khác nhau”.

Sự thành công của ông Khương đã được nhiều người dân địa phương và các tỉnh lân cận biết đến, đã có rất nhiều người tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi gà mô hình gà lạnh. Hiện, trại gà của ông đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục người dân địa phương. Ông cũng đã truyền nghề cho hàng trăm người đến từ các tỉnh khác nhau trên cả nước.

“Ai tìm đến tôi cũng sẵn sàng chia sẻ, truyền hết những gì mình học và đúc kết được. Bởi theo tôi, thành công của mình hôm nay nếu biết chia sẻ cho người khác thì thành công đó mới có giá trị”, ông Đinh Ngọc Khương cho biết.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...