| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Họp báo về dự án hồ nước ngọt cho 6 vạn dân Ba Tri

Thứ Ba 22/09/2020 , 22:25 (GMT+7)

Ngày 22/9, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về dự án khai thác khu đất Lạc Địa và xây dựng hồ nước ngọt lớn thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Khu Lạc Địa được quy hoạch xây dựng các công trình: Khu dân cư tập trung gắn với làng nghề truyền thống của địa phương; khu di tích lịch sử cách mạng Bưng Lạc Địa và hồ chứa nước ngọt; đường giao thông; cây xanh kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.

Đặc biệt, hồ nước ngọt Lạc Địa có dung tích dự kiến khoảng 2,3 triệu m3, cung cấp đủ nước trong 5 tháng cho 59,5 ngàn hộ dân trong huyện Ba Tri, hỗ trợ nước uống cho 150 ngàn gia súc, 340 cơ sở kinh tế tiểu thủ công nghiệp, 255 phòng, trạm xá, trường học. Kinh phí do Trung ương đầu tư với tổng mức là 352 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2021 - 2025.

UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về dự án khai thác khu Lạc Địa. Ảnh: CTV.

UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về dự án khai thác khu Lạc Địa. Ảnh: CTV.

Mặc dù, dự án trên được đại đa số người dân đồng thuận nhưng vẫn còn một số hộ dân chống đối, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Theo UBND tỉnh Bến Tre, hiện vẫn còn 12 hộ dân chưa đồng tình, khiếu kiện kéo dài, dù lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần đối thoại. Các hộ dân yêu cầu Nhà nước cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Đỉnh điểm nhất, ngày 10/9, các hộ dân này đến trụ sở tiếp dân của UBND huyện Ba Tri căng băng rôn, đi ngoài đường phố.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, đất trong khu Lạc Địa có lịch sử là đất công từ thời kỳ trước, do UBND xã Phú Lễ quản lý và cho người dân thuê nhiều năm nay. Tại khoản 2 Điều 199 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, chi tiết thi hành một số điều của luật Đất đai năm 2013, quy định người đang quản lý, sử dụng đất Nhà nước thuộc quỹ đất công của xã, phường, thị trấn thì không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, việc yêu cầu cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với một số hộ đang thuê đất trong khu Lạc Địa là không có cơ sở, vì đây là quỹ đất của UBND xã Phú Lễ cho các hộ dân thuê từ trước đến nay.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết công trình hoàn thành sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Ảnh: CTV.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết công trình hoàn thành sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Ảnh: CTV.

Thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bến Tre liên tiếp bị xâm nhập mặn, cường độ ngày càng sâu và thời gian kéo dài hơn. Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Công trình hoàn thành sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của địa phương, cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu Lạc Địa và các vùng lân cận. Đặc biệt là bảo tồn di tích cách mạng Bưng Lạc Địa, là nơi tham quan, du lịch, sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho thế hệ trẻ.

Vì vậy, chủ trương xây dựng hồ chứa nước ngọt, xây dựng, bảo tồn khu di tích và khu dân cư vì lợi ích cộng đồng là rất phù hợp với quy định của Nhà nước, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Ba Tri nói chung, xã Phú Lễ nói riêng.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.