Hiện nay trên cây hoa hồng vùng Mê Linh - Hà Nội, nhiều bệnh hại đang xuất hiện, phát triển phá hại đặc biệt trên giống hồng đỏ Pháp nhập nội. Một số bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây hoa hồng là bệnh đốm đen (Marsonina rosae), bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa), bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)… Để thuận tiện cho việc phát hiện bệnh ngoài đồng ruộng, chúng tôi lưu ý bà con một số đặc điểm chủ yếu về triệu chứng bệnh hại hoa hồng như sau: Cây hoa hồng bị bệnh đốm đen phá hại
- Triệu chứng đặc trưng, điển hình của bệnh đốm đen là tạo các vết đốm màu đen hình tròn với đường kính từ một vài mm đến hơn 1,5 cm, viền màu nâu đậm, mép đâm tia, ở giữa vết bệnh màu nâu xám và trên mô bệnh thường hình thành nhiều chấm đen nhỏ li ti đó là những ổ bào tử nấm hại.
Bệnh đốm đen thường hại lá, thân cành, đài hoa gây hiện tượng lá úa vàng và làm rụng hàng loạt. Đối với bệnh phấn trắng hoa hồng rất dễ nhận biết bởi chúng luôn hình thành một lớp nấm màu trắng như bột phấn bao phủ trên bề mặt các bộ phận lá, cành non, nụ hoa... Bệnh phấn trắng làm lá bị biến dạng, mép lá uốn cong, lá dày thô, chồi nụ nhỏ và dễ rụng.
Đối với bệnh gỉ sắt, triệu chứng điển hình là tạo thành vô số các ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ ở mặt dưới lá, cành non làm lá úa vàng. Ngoài các bệnh hại chủ yếu trên, hoa hồng còn bị phá hại bởi nhiều bệnh khác như bệnh virus, vi khuẩn, tuyến trùng…
- Các bệnh đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt thường xuất hiện phát triển phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao (> 80%), lá ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 25oC. Vì vậy ở vụ thu đông và đông xuân, bệnh đốm đen thường xuất hiện phá hại mạnh từ tháng 9 - tháng 12.
Bào tử nấm dễ lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, đặc biệt nấm dễ dàng xâm nhập vào các bộ phận lá, thân cành qua các vết thương sây sát hoặc vết cắn phá của côn trùng. Bệnh phấn trắng và gỉ sắt thường xuất hiện phá hại muộn hơn song tác hại cũng không nhỏ, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và giống hoa hồng.
Để chủ động phòng trừ các bệnh hại hoa hồng, bà con cần chú ý áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sau:
- Ngoài việc lựa chọn trồng giống hoa hồng chống chịu, cần chú ý chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, khơi rãnh thoát nước tốt, tránh để ứ đọng nước sau mưa.
- Chú ý vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại thường xuyên vì cỏ dại là ký chủ phụ tích lũy nhiều nguồn bệnh hại hoa hồng.
- Kịp thời tỉa cành, ngắt bỏ lá bệnh, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, tạo vườn hồng luôn thông thoáng làm giảm độ ẩm trên ruộng, tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng cho cây để nâng cao năng suất và phẩm chất hoa.
- Bón phân NPK cân đối, hạn chế bón quá nhiều phân đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, phân lân, kali hoặc tro bếp.
- Tưới nước đủ, tránh để nước ứ đọng nhiều trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh lây lan, xâm nhập phá hại.
Khi thấy bệnh đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt hại hoa hồng chớm xuất hiện, bà con cần chú ý phun một số thuốc đặc trị cụ thể như sau:
- Dùng thuốc Nativo 750 WG là thuốc trừ nấm thế hệ mới, nhờ tác động kép của hai dạng hoạt chất tebuconazol và trifloxystrobin nên thuốc vừa phòng vừa trừ triệt để, tối ưu tất cả các bệnh nấm hại trên cây hoa hồng. Thuốc Nativo 750 WG phòng trị tốt các bệnh đốm đen, gỉ sắt, phấn trắng. Thuốc có đặc tính bám dính tốt, thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh nên chống rửa trôi khi mưa đồng thời bảo vệ được cả bên trong và bên ngoài lá cây, thậm chí cả những bộ phận của cây không được tiếp xúc với thuốc trong khi phun.
Thuốc Nativo 750WG còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và làm tăng khả năng chống chịu của cây hoa hồng, nhờ vậy làm tăng năng suất và phẩm chất của hoa. Thuốc rất an toàn với cây hoa và người sử dụng, liều lượng dùng ít chỉ 0,2 kg/ha (pha 3g thuốc/bình 8 lit hoặc 6g/bình 16 lit).
- Ngoài thuốc Nativo 750 WG, bà con có thể luân phiên với thuốc Antracol 70 WP ở liều lượng 1,5 kg/ha (pha 25g thuốc/bình 8 lít). Thuốc Antracol 70 WP ngoài tác dụng phòng trừ tốt các bệnh hại trên cây hoa hồng (đốm đen lá, thán thư...), còn cung cấp một lượng kẽm (Zn++) dễ tiêu đáng kể cho cây hoa hồng (150g kẽm/kg thuốc thương phẩm) giúp lá cây xanh hơn, cây ra nhiều cành nụ và hoa có màu sắc đẹp hơn đồng thời làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, giúp cây hoa hồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
- Ngoài ra để phòng trừ bệnh phấn trắng và gỉ sắt hại hoa hồng, bà con có thể dùng thuốc Bayfidan 250 EC với liều lượng 0,5 lít/ha (50 ml/bình 16 lit). Thuốc này cũng có tác dụng tốt đặc trị các bệnh gỉ sắt, phấn trắng đồng thời còn giúp cây xanh lá và hoa đẹp hơn.
- Để khắc phục tình trạng cây hoa hồng còi cọc, suy yếu, thiếu dinh dưỡng bà con nên bổ sung các loại vi khoáng tinh khiết cho cây bằng cách phun Bayfolan (khoáng chất 11-8-6) để tăng cưòng sức sống và sức đề kháng cho cây dẫn đến tăng năng suất và phẩm chất hoa hồng.