| Hotline: 0983.970.780

Bình Điền đồng hành 'Sản xuất lúa bền vững- Giảm phát thải khí nhà kính AgResults'

Thứ Sáu 15/05/2020 , 06:10 (GMT+7)

Quy trình sản xuất lạc hậu, kỹ thuật cấy, sạ, bón phân và quản lý nước trong cách canh tác lúa truyền thống là những nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính.

Mua Phân bón Đầu Trâu nông dân được tặng quà. Ảnh: Ngọc Vân.

Mua Phân bón Đầu Trâu nông dân được tặng quà. Ảnh: Ngọc Vân.

Vậy đâu sẽ là giải pháp giúp bà con canh tác lúa hiệu quả, tăng năng suất, mà lại giảm được lượng khí phát thải, bảo vệ môi trường, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay?

Tại Thái Bình, ông Vũ Đình Tuy, một lão nông dày kinh nghiệm ở vùng đất lúa và rất nhiều bà con đã tham gia dự án AgResults của đơn vị dự thi là Công ty CP Phân bón Bình Điền. Kết quả mang về vượt ngoài mong đợi càng làm ông và bà con thêm phấn khởi.

Theo đó, so với các vụ trước, đối với giống lúa BC15 chỉ có thể đạt khoảng 150kg/sào, thì nay áp dụng quy trình canh tác mới này (quy trình của Cty Bình Điền), năng suất vụ mùa 2019 đạt đến 250kg/sào. Năng suất cao, đi kèm với giảm chi phí sản xuất, vì lượng giống gieo sạ giảm, lượng phân bón giảm, thuốc trừ sâu giảm và giảm luôn nước tưới.

Cụ thể, quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất lúa của Công ty CP Phân bón Bình Điền:

(1) Kỹ thuật cấy, sạ:

- Áp dụng kỹ thuật Cấy lúa hàng rộng - hàng hẹp, khoảng cách 20 cm x 40 cm (mật độ 30 khóm/m2).

- Tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá để kích thích lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng số cây/khóm và tăng số hạt/bông.

- Cây có sức sống tốt nên khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn.

- Có thể giảm được được 40 - 50% tiền giống ban đầu, năng suất cao hơn từ 15 - 20%.

- Tiết kiệm được 10 - 15% lượng phân bón, nhất là phân đạm, qua đó giảm phát thải khí nhà kính.

(2) Về phân bón, sử dụng phân thế hệ mới, gồm:

- Phân đạm có bổ sung hoạt chất Agrotain, sẽ giúp giảm 20-25% lượng đạm bón và giảm phát thải N­2O, NH4.

- DAP có sử dụng Avail để  nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

- Các loại phân chuyên dụng với liều lượng đạm, lân, kali thích hợp với lúa: như Phân Đầu Trâu TE + Agro Lúa 1; Phân Đầu Trâu TE + Agro Lúa 2, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát thải.

(3) Về quản lý nước:

- Áp dụng Kỹ thuật Tưới nước khô xen kẽ, sử dụng chu trình rút nước và tưới nước xen kẽ nhau, giữ mực nước ở trong ruộng ở mức tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây lúa.

- Tiết kiệm 25% lượng nước, giảm chi phí bơm nước.

- Giảm phát thải khí CH4.

(4) Sau thu hoạch, sử dụng chế phẩm sinh học xử lí rơm rạ:

- Ngăn ngừa tình trạng đốt rơm rạ phát thải các loại khí CO2, CO, NO2… gây ô nhiễm môi trường.

- Phân giải nhanh các chất xơ (cellulose) để bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, hệ vi sinh vật đất phát triển.

- Ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho rễ lúa.

Dưới hình thức là cuộc thi mang tầm quốc tế nhằm khuyến khích tạo ra các gói giải pháp kỹ thuật mới trong canh tác lúa, qua công tác kiểm định, Ban Tổ chức Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” sẽ xác nhận và khuyến khích mở rộng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đối với các gói công nghệ cho năng suất cao và giảm phát thải khí nhà kính (CH4 và N2O).

Kết quả chính thức từ Dự án công bố cho thấy, vụ xuân và vụ mùa 2019, mô hình của Bình Điền có lượng phát thải khí nhà kính giảm 8,29%, năng suất vụ mùa tăng 2,19%, vụ xuân tăng 10,9% so với mô hình đối chứng, đạt giải Nhì trong 4 đơn vị được chọn tham gia giai đoạn 2 của dự án.

Cũng từ đây, canh tác lúa bền vững, gắn với bảo vệ môi trường là hiện thực đồng ruộng được bà con Thái Bình truyền tai, nhân rộng. Và nhân dịp cuộc thi trình diễn công nghệ AgResults lại một lần nữa minh chứng thêm cho gói công nghệ của Bình Điền trong canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính là rất có triển vọng và khả năng mở rộng cho nhiều vùng sản xuất lúa trong phạm vi cả nước.

Công ty CP Phân bón Bình Điền là 1 trong 11 đơn vị tham gia (dự thi) Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” do tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp với Cục Trồng trọt , Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình triển khai. Dự án được chia làm 2 giai đoạn chính và thực hiện trong 6 vụ từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2021.

Kết quả chính thức từ Dự án:

Giai đoạn 1 (bắt đầu từ vụ mùa 2017 đến hết vụ xuân 2018): Có 11 đơn vị dự thi. Công ty CP Phân bón Bình Điền đạt giải Ba (vụ mùa 2017), giải Nhì (vụ xuân 2018) và là 1 trong 4 đơn vị xuất sắc đủ tiêu chuẩn được chọn đi tiếp vào giai đoạn 2 của dự án.

Giai đoạn 2 (bắt đầu từ vụ xuân 2019 đến hết vụ mùa 2020): Có 4 đơn vị dự thi. Công ty CP Phân bón Bình Điền đạt giải Nhì trong cả vụ xuân và vụ mùa 2019. Vẫn còn 2 vụ xuân và mùa 2020, Bình Điền và các đơn vị dự thi đang trong quá trình triển khai. Với các gói quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất lúa tối ưu, Bình Điền hy vọng sẽ tiếp tục mang lại các kết quả tốt hơn nữa...

 

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm