| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả kinh tế của Phân Đầu Trâu 46A+ trên cây chè

Thứ Ba 07/04/2020 , 07:37 (GMT+7)

Khi dùng Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ bón cho chè, dù giảm số lượng bón đi đến 30% thì năng suất chè tươi vẫn tương đương với nền đối chứng bón đủ 100%

Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ của Cty Bình Điền. Ảnh: Ngọc Vân.

Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ của Cty Bình Điền. Ảnh: Ngọc Vân.

Đầu Trâu 46A+ là phân đạm Ure được bọc với chế phẩm Agrotain, là chất có tác dụng làm giảm thất thoát đạm.

Trên phạm vi thế giới, chế phẩm Agrotain, từ lâu đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước. Ở điều kiện nước ta, chế phẩm này được Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đưa vào các sản phẩm phân có chứa N (đạm) từ năm 2008, và đã được bà con khắp cả nước, cũng như các nước láng giềng như Lào, Cambodia, Myanmar phấn khởi đón nhận.

Hàng năm Bình Điền đã cung cấp cho bà con nông dân khoảng 65-70.000 tấn đạm dạng này, chưa kể chế phẩm Agrotain được phối trộn trong phân NPK các loại. Đánh giá trên nhiều loại cây, nhiều vụ, bình quân nếu sử dụng đạm vàng Đầu Trâu 46A+ thì đều có thể tiết giảm được từ 20-45%, lấy bình quân trên diện rộng là khoảng 30% chất N. Điều ấy mang lại nhiều lợi ích đáng kể không những cho nhà nông mà cho cả môi trường sinh thái rất có ý nghĩa.

Để mở rộng phạm vi ứng dụng tiến bộ này cho nhiều cây trồng hơn nữa, năm 2016, Công ty Bình Điền Ninh Bình đã phối hợp với Viện Nông hóa Thổ nhưỡng tiến hành thí nghiệm chính quy sử dụng Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ thay cho Ure, bón trên chè tại thôn Đồng Bòng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm thực hiện trên giống chè TRI 777, 5 năm tuổi, là giống chè được trồng phổ biến trong vùng. Thí nghiệm gồm các công thức sau:

1/ Công thức 1: Đối chứng dùng các loại phân đơn như Ure, Super lân và kali cờ lorua (KCl), nền phân tổng cộng là: 400N+150P205+240K20/ha

2/ Công thức 2: Cũng dùng các loại phân đơn, nhưng riêng phân đạm sử dụng Đầu Trâu 46A+, nền phân bằng nền đối chứng.

3/ Công thức 3: Giống công thức 2, nhưng giảm  20%  lượng N so với công thức 2.

4/Công thức 4: giống cống thức 2 nhưng giảm 30% lượng N so với công thức 2.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức RBCD, nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 20m2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về tăng trưởng như mật độ búp chè/m2, nhận thấy công thức bón phân Ure được bọc Agrotain (Đầu Trâu 46A+) - công thức 2, có mật độ búp chè cao hơn 2,71% so với đối chứng; Công thức 3, khi giảm 20% lượng N vẫn cho mật độ búp chè còn cao hơn đối chứng là 1,73%.

Riêng công thức 4, giảm 30%N thì số lượng búp chè/m2 có xu hướng giảm nhẹ so với đốí chứng. Khi so sánh khối lượng chè tươi thu hoạch cả 4 đợt (Tháng 5,7, 8 và tháng 10) thì cũng thể hiện rõ chiều hướng như số lượng biến động của búp chè nói trên.

Công thức 2  bón đạm vàng Đầu Trâu 46A+ có năng suất chè tươi bình quân trong 4 đợt hái cao hơn đối chứng là 353kg/ha (tăng 13%).

Công thức 3, giảm 20% N , năng suất chè búp tươi vẫn cao hơn đối chứng là 7,12%. Còn công thức 4, giảm 30% N, năng suất chè tươi vẫn có xu hướng cao hơn đối chứng (tăng 1,1%). Có nghĩa là khi dùng Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ bón cho chè, dù giảm số lượng bón đi đến 30% thì năng suất chè tươi vẫn tương đương với nền đối chứng bón đủ 100% N.

Về mặt hiệu quả kinh tế, Khi so sánh chi phí phân bón đầu tư thì, công thức 2, bón 100% lượng N bằng Đầu Trâu 46A+ so với đối chứng thì mức đầu tư có cao hơn đối chứng là 539.000đ/ha. Nhưng ở các công thức 3 và 4 giảm 20 cho đến 30%N thì mức đầu tư cũng được tiết giảm xuống từ 996.000đ đến 1.763.000đ/ha.

Ngược lại tiền lời thu được sau 4 đợt thu hoạch thì các công thức sử dụng phân Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ đều cao hơn đối chứng rất có ý nghĩa. Ở công thức 2, bón 100% lượng N bằng Đầu Trâu 46A+ thì tiền lời thu được cao hơn đối chứng là 27.683.000đ/ha, công thức 3 giảm 20% N, có tiền lời cao hơn đối chứng là 16.440.000đ/ha.

Đặc biệt công thức 4 giảm đến 30% lượng N bón mà năng suất vẫn có xu hướng cao hơn đối chứng dẫn đến tiền lời còn cao hơn đối chứng đến 4.152.000đ/ha sau 4 đợt thu hái. Kết quả thu được trên cây chè cũng phù hợp với kết quả của nhiều cây khác đã được thực hiện trong những năm đã qua.

Một lần nữa cho thấy chế phẩm Agrotain bọc cho Ure hay các loại phân có chứa N khác không những giúp người sản xuất tiết giảm được lượng phân N sử dụng trong sản xuất, vừa làm giảm chi phí đầu tư, vừa vẫn tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giúp sản phẩm nông nghiệp được an toàn và môi trường sinh thái cũng được cải thiện.

Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm