| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: 1 người chết, 4 mất tích, nhiều tàu cá, tàu hàng gặp nạn

Thứ Bảy 04/11/2017 , 13:21 (GMT+7)

 Khu vực cảng Quy Nhơn còn có nhiều tàu hàng nước ngoài khác cũng gặp nạn trong cơn bão số 12. Tàu hàng Jupiter, quốc tịch Campuchia, thủy thủy đoàn gồm 7 người bị hỏng bánh lái, thả trôi tại khu vực biển Quy Nhơn...

Cứu hộ tàu cá bị bão số 12 đánh mắc cạn tại biển Quy Nhơn

Theo Ban chỉ huy PCYY-TKCN tỉnh Bình Định, tính đến trưa 4 /11, trên địa bàn TP Quy Nhơn có 4 người mất tích trong lúc đang kiểm tra lồng bè nuôi trồng thủy sản thì bị sóng lớn đánh chìm bè; tại khu vực 1 phường Ghềnh Ráng có 5 người canh bè cá cách bờ 300m do sóng lớn không vào bờ được; 5 nhà bị sập, 6 tàu cá bị sóng đánh chìm và 1 tàu bị trôi.

Tại huyện Tuy Phước có 1 người chết là bà Huỳnh Thị Phú ở thôn Kim Tây (xã Phước Hòa), 10 nhà bị sập, 2 nhà tốc mái. Huyện Hoài Nhơn có 2 nhà bị sập, 2 nhà tốc mái, 2 tàu cá bị chìm. Tại huyện Vĩnh Thạnh có 12ha ngô, 10ha hoa màu bị bão quật ngã đổ. Tại thị xã An Nhơn có 1 người bị thương do ngã bảng quảng cáo cao 20m đập sập nhà, 1 nhà sập, 11 nhà tốc mái, trên địa bàn thị xã bị mất điện diện rộng. Nhiều địa phương tại huyện miền núi Vân Canh hiện đã bị lũ làm cô lập.

Cụ thể là xã Canh Liên, làng Canh Giao thuộc xã Canh Hiệp, làng Hà Văn Trên, làng Cà Ke thuộc xã Canh Thuận. Tại huyện Phù Cát có 4 căn nhà của người dân miền biển ở xã Cát Tiến bị sập, cầu Nước Giáp ở xã Cát Thành bị nước lũ làm xói lở. Tại huyện Phù Mỹ có 300ha lúa bị ngã đổ, 2 tàu cá của ngư dân huyện này đang neo đậu tại cảng Cam Ranh bị sóng đánh chìm. Huyện An Lão có 1 nhà bị tốc mái.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng (hàng trước bên trái) và ông Phan Trong Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT (bên phải) đi kiểm ra tình hình bão lũ

Nhiều tàu cá của ngư dân Bình Định gặp nạn trong bão số 12. Tàu BĐ 95184 TS của ông Võ Minh Vương ở xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) làm chủ tàu bị gãy bánh lái vào lúc 23 giờ 30 ngày 03/11 tại vùng biển có tọa độ 13035’N, 109048’E, cách Đông Cù Lao Xanh khoảng 26 hải lý, trên tàu có 2 thuyền viên. Hiện Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản Bình Định, UBND huyện Hoài Nhơn, Đài Radio Quy Nhơn đang liên lạc với các tàu trong tổ đội đến hỗ trợ giúp đỡ.

Tàu cá BĐ 95956 (730CV) TS, trên tàu có 2 thuyền viên, do ông Đỗ Văn Mốt ở xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, đang trên đường chạy tránh bão thì bị hết nhiên liệu, tàu thả trôi ngày 3/11 tại vị trí cách bờ biển Quy Nhơn 40 hải lý. Tàu Hải quân 799 đã cứu hộ 2 thuyền viên trên tàu bị nạn vào lúc 0 giờ 30 ngày 4/11.

Tàu BĐ 97362 TS của ông Ngô Quốc Nam ở xã (Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) trên đường vào cảng Quy Nhơn, 1 người trên tàu rơi xuống biển và 1 tàu cá (chưa rõ số hiệu) đang chìm tại phao số 2 thuộc cảng Quy Nhơn.

Ngoài ra tại khu vực cảng Quy Nhơn còn có nhiều tàu hàng nước ngoài khác cũng gặp nạn trong cơn bão số 12. Tàu hàng Jupiter, quốc tịch Campuchia, thủy thủy đoàn gồm 7 người bị hỏng bánh lái, thả trôi tại khu vực biển Quy Nhơn. Ngoài ra có 3 tàu hàng khác bị chìm tại phao số 0, đó là các tàu: Biển Bắc 16, lúc tàu bị nạn có 5 thuyền viên, hiện đã cứu được 3 người; tàu Hoa Mai 68 và tàu Sơn Long 08, trên tàu có 12 thuyền viên.

Dưới đây là hình ảnh những tàu thuyền bị bão số 12 đánh dạt vào bờ biển Quy Nhơn:

 
 
 
 
 
 
Tàu cá bị sóng biển đánh dạt vào bờ

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm