| Hotline: 0983.970.780

BISUCO chây ỳ tiền mua mía

Thứ Tư 20/06/2018 , 14:50 (GMT+7)

Tính đến thời điểm hiện tại, Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) còn nợ tiền mía của nông dân khoảng 2 tỷ đồng.

Đây là khoản nợ dây dưa từ tháng 2/2018 đến nay. Trong khi đó, kho đường của BISUCO đã được “giải phóng” toàn bộ mà tiền không thấy đâu, nông dân bán mía cho BISUCO trong niên vụ 2017 – 2018 này như đang ngồi trên đống lửa!

12-41-05_2
Quang cảnh hoang tàn của nhà máy SX đường thuộc BISUCO hiện nay

Ông Nguyễn Hổ ở xã Tú Thủy (TX An Khê, Gia Lai), là đại lý chuyên cung ứng mía nguyên liệu cho BISUCO hàng chục năm nay. Tuy là người dân của vùng đất có Nhà máy Đường An Khê (thuộc Cty CP Đường Quảng Ngãi) đứng chân, nhưng ông Hổ chọn BISUCO để làm ăn bởi Cty này mua mía rất “dễ tính”, không tính đến phẩm chất, mía non mía già gì đều mua tất. Thậm chí, những hộ dân đang trồng mía có nhu cầu cải tạo đất để trồng cây trồng khác, chặt mía “non xèo” vẫn bán được. Do vậy, BISUCO thu hút được nhiều bạn hàng, thu mua được mía nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, mua mía xong BISUCO lại chây ì việc trả nợ khiến nông dân đặt câu hỏi: “Phải chăng BISUCO mua mía dễ dãi để thu được nhiều mía nguyên liệu, sản xuất ra đường bán, rồi cầm tiền đi làm việc khác mà không nghĩ đến việc trả nợ cho nông dân?”.

“Thời gian trước, mỗi niên vụ ép, tui thu mua của người trồng mía ở An Khê – Gia Lai cung ứng cho BISUCO khoảng 2.000 tấn mía nguyên liệu. Do mấy năm vừa qua BISUCO hoạt động èo uột, ngại quá, tui chỉ bán cầm chừng. Cả niên vụ 2017 – 2018 này tui chỉ bán cho BISUCO khoảng trên 300 triệu đồng tiền mía. Mua mía xong không thấy Cty trả nợ, nhiều lần tui xuống đến Cty “quậy tưng” mới nhận được 2 đợt tiền, tổng cộng khoảng hơn 200 triệu đồng. Số nợ còn lại khoảng 100 triệu không thấy Cty nói năng gì, hôm 18/6 tui tiếp tục xuống Cty “quậy” tiếp thì được trả thêm 50 triệu, số nợ 50 triệu còn lại không hề được Cty hứa hẹn đến bao giờ thì trả".

Một đại lý chuyên cung ứng mía nguyên liệu cho BISUCO ở huyện Kbang (Gia Lai), cũng đang ngậm đắng nuốt cay vì bán mía xong phải đi đòi nợ “mòn đàng chết cỏ” suốt mấy tháng nay mà vẫn còn bị BISUCO nợ 150 triệu đồng. Anh H., đại lý ở huyện Kbang, chia sẻ: “Vụ mía này tôi bán cho BISUCO bao nhiêu xe mía thì không nhớ hết, nhưng số tiền Cty nợ tôi là gần 300 triệu đồng. Bán mía từ tháng 3/2018 đến nay mà Cty không trả tôi đồng nào. Ngày 18/6 vừa qua, tôi đến Cty tìm gặp lãnh đạo nhưng không gặp được ông nào, tuy hôm đó có “ông Balan” (tên đầy đủ là BalakRishnan Kumar), người được ủy quyền giải quyết mọi vấn đề của Cty nhưng ông ấy lánh mặt. Nản quá, tui la ó tưng bừng phòng nghiệp vụ mới trả được 1 nửa tiền, còn lại 150 triệu không biết đến khi nào mới được trả”.

Theo anh H., sở dĩ trong niên vụ này người cung ứng mía cho BISUCO chịu cảnh nợ dài là để Cty này có kinh phí khắc phục sự cố môi trường, để được UBND tỉnh Bình Định cho hoạt động trở lại lấy tiền trả nợ tiền mua mía. Vậy nhưng không thấy BISUCO khắc phục sự cố môi trường, dẫn đến tiếp tục bị đình chỉ hoạt động, tiền nợ của nông dân cũng không được BISUCO “đả động” tới. “Đã 3-4 tháng rồi chứ ít đâu, mỗi khi tôi hỏi nợ tiền mía Cty cứ hẹn nay hẹn mai. Hôm xuống đòi nợ (18/6) tôi thấy trong sổ BISUCO còn nợ tiền mía đến 2 tỷ đồng, trong khi đó kho đường của Cty đã bán sạch sẽ nên chúng tôi mới lo mình lâm cảnh “tiền mất tật mang”. Số nợ còn lại 150 triệu, nếu BISUCO không thanh toán sòng phẳng tôi sẽ phải cầu cứu đến pháp luật giải quyết”, anh H. nói kiên quyết.

12-41-05_1
Kho đường của BISUCO đã được bán sạch

Ngày 16/5 vừa qua, mặc dù chưa khắc phục xong những tồn tại về môi trường như UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, nhưng BISUCO vẫn phát đi thông báo bắt đầu hoạt động trở lại. Nghe thông tin này, nhiều nông dân tiếp tục bán mía cho BISUCO, sau đó lâm cảnh “mía đi tiền không về”. Nông dân tên Vinh ở TX An Khê (Gia Lai), than thở: “Hôm đó tui nhập cho BISUCO 1 xe mía, đến nay Cty vẫn còn nợ của tôi gần 20 triệu đồng. Tui mua gom mía của người dân trong địa phương, xuống đến Cty để ký hợp đồng cung ứng mía, bỏ tiền ra thuê công thu hoạch, thuê xe chở mía nhập vào nhà máy, lời lãi chẳng là bao mà bị Cty treo nợ không hẹn ngày trả kiểu này thì hết vốn làm ăn”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm