| Hotline: 0983.970.780

Bồ Đào Nha từ bây giờ sẽ không chỉ có một thế hệ vàng

Thứ Ba 12/07/2016 , 06:30 (GMT+7)

Bóng đá Bồ Đào Nha từng sở hữu một thế hệ vàng với những Luis Figo, Rui Costa, Joao Pinto… giúp quốc gia này liên tiếp lọt vào bán kết các giải đấu lớn như Euro 2000, World Cup 2006 và thậm chí còn đi tới chung kết Euro 2004.

Thế hệ ấy sở hữu một tiền vệ cánh toàn diện bậc nhất thế kỷ trước (Luis Figo), một tiền vệ công lãng tử và tinh tế đến mê hồn (Rui Costa), một chân sút có khả năng chớp thời cơ nhanh như điện xẹt (Joao Pinto). Cũng không thể không nhắc tới thủ lĩnh hàng phòng ngự Fernando Couto, một trung vệ thông minh, khôn khéo chẳng kém gì những người Italia thứ thiệt.

Chính bởi vậy mà thế hệ vàng năm 1994 được người hâm mộ nhớ đến nhiều hơn cả thế hệ Eusebio, người từng giúp Bồ Đào Nha giành HCĐ World Cup 1966. Bên cạnh đó, sự vô duyên trước những thời khắc quyết định càng khiến Figo cùng đồng đội “lung linh” hơn trong tâm thức nhiều người.

Bánh xe lịch sử vẫn sẽ quay như vậy nếu như Eder không lập siêu phẩm tung lưới ĐT Pháp trong trận chung kết Euro 2016, giúp Bồ Đào Nha lần đầu tiên vô địch một giải đấu lớn.

Nói thêm một chút về Eder. Cầu thủ này sinh năm 1987 và là một ngôi sao nở muộn của bóng đá Bồ Đào Nha. Anh chưa một lần khoác áo các đội trẻ như U17, U21 hay U23 mà “đột ngột” trình làng ở ĐTQG khi đã bước sang buổi 25.

Thực tế nếu được phát hiện sớm hơn, Eder hoàn toàn có thể gia nhập đội U21 Bồ Đào Nha chinh chiến ở giải vô địch U21 châu Âu năm 2006, khi nước này làm chủ nhà. Tuy nhiên anh không có cơ hội làm điều ấy. Giống trường hợp của trung vệ Pepe, Eder đi ngược truyền thống của bóng đá xứ Nam Âu khi các tài năng trẻ nổi danh từ rất sớm.

Đó cũng là lý do mà những thế hệ trẻ tiềm năng ở Bồ Đào Nha thường bị đôn lên ĐTQG từ lúc còn rất trẻ. Thủ quân Cristiano Ronaldo là một ví dụ. Trong cùng năm 2003 khi mới 18 tuổi, CR7 có tên trong danh sách triệu tập ở cả đội U20 (dự giải U20 thế giới), đội U21, trước khi là thành viên của ĐT Bồ Đào Nha.

Hai xu thế trái ngược trên khiến một loạt tài năng Bồ Đào Nha có năm sinh từ 1983 đến 1986 gần như không biết mặt nhau ở đội trẻ. Họ chơi bóng không có sự kết dính và chưa bao giờ chiến đấu dưới tư cách một tập thể. Đây là điều khác biệt hẳn với thế hệ vàng của Luis Figo, vốn gắn bó cùng nhau từ 5-6 năm trước khi tỏa sáng.


Khoảnh khắc lóe sáng của Eder mang lại chức vô địch cho Bồ Đào Nha

 

Nếu tập hợp đội quân hùng hậu này lại, Bồ Đào Nha sẽ lắp ráp thành một bộ khung hoàn chỉnh. Trên hàng công là tam tấu Ronaldo, Quaresma, Nani. Khu vực giữa sân là Moutinho và Veloso – một tài năng từng được đánh giá rất cao nhưng sớm bị thui chột. Còn hàng phòng ngự là bộ đôi Pepe – Fonte đá trung vệ cùng hậu vệ phải Vieirinha. Không ngoa khi nói rằng, thế hệ này tài năng không kém gì thế hệ Luis Figo.

Đáng tiếc, cho tới trước Euro 2016, họ chưa bao giờ chơi bóng chung một đẳng cấp. Người thiếu ổn định (Quaresma, Nani), kẻ thì không chịu lớn (Veloso, Vieirinha). Do vậy mới có chuyện cả tập thể Bồ Đào Nha luôn bị gọi là đội bóng một người suốt từ Euro 2008 khi phải sống dưới cái bóng khổng lồ của Ronaldo.

Thật may Eder đã kịp thăng hoa. Bằng cú ra chân thuộc hàng siêu phẩm, tiền đạo gốc Phi đã kịp “nhắc nhở” cả thế giới rằng, Bồ Đào Nha từ bây giờ sẽ không chỉ có một thế hệ vàng.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm