Hiện nay, 410 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc trong các ngày từ 3-6/2 được tổ chức cách ly theo nhóm tại khu vực doanh trại của Trung đoàn 123, thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.
Tất cả các khâu ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt của những công dân này đều được đơn vị hỗ trợ và hoàn toàn miễn phí. Các nhu yếu phẩm được cấp phát ngay từ khi tiếp nhận còn đồ ăn, lịch sinh hoạt được áp dụng theo tiêu chuẩn quân đội.
Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 cho biết, các đợt công dân tiếp nhận được bố trí ở các khu vực khác nhau trong doanh trại, nam nữ cũng được sắp xếp ở riêng. Nước nóng, máy sưởi cũng được phục vụ cho mọi người sinh hoạt thuận lợi hơn.
Sáng 7/2, Trung đoàn bổ sung thêm một lượng lớn máy sấy quần áo để giúp bà con đối mặt với thời tiết mưa ẩm kéo dài trong nhiều ngày vừa qua ở Lạng Sơn. Một số người có thân nhân ở gần có thể được nhận quần áo, đồ đạc gửi vào nhưng đều phải qua quá trình kiểm tra của bộ đội.
Lực lượng quân y của doanh trại hàng ngày sẽ đi kiểm tra thân nhiệt, đo mạch, huyết áp cho từng người. Nếu phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm, sẽ lập tức đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị và phòng có người đó sẽ tiếp tục bị cách ly thêm.
Ngoài lực lượng quân y, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng cử các bác sỹ, y tá đến doanh trại để hỗ trợ việc theo dõi sức khỏe của những người đang bị cách ly.
Bữa ăn của các công dân đang cách ly được áp dụng theo tiêu chuẩn của bộ binh, trong đó có 2 bữa chính và một bữa sáng, tổng tiền là 57.000 đồng/người/ngày.
Các bữa ăn được thực hiện ngay tại bếp ăn của đơn vị và cấp phát đến từng bệnh nhân theo khung giờ quy định. Thay gì chia khẩu phần vào đĩa như bộ đội, các công dân sẽ được đưa cơm bằng hộp và toàn bộ sẽ được đem tiêu hủy sau khi sử dụng.
Tất cả công dân đang được cách ly ở đầu đều cho biết cảm thấy thoải mái với điều kiện sinh hoạt hiện nay mặc dù ban đầu có chút bỡ ngỡ.
Sáng 7/2, khu vực sân trống trong đơn vị được trưng dụng làm nơi bổ sung thêm hệ thống dây phơi, giúp những người đang bị cách ly có thêm nơi phơi phóng, đáp ứng nhu cầu quần áo trong những ngày mưa rét hiện nay.
Sơn La Không khí Tết rộn ràng trên cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ, nơi sắc đào thắm hồng xen lẫn sắc mận trắng tinh khôi và tình người ấm áp xua tan giá lạnh miền núi.
Nếu bán kịp trà sớm, người trồng hành có thể lãi đến 12 triệu đồng/sào. Vào cuối tháng chạp, giá giảm nhưng lợi nhuận vẫn được giữ ở mức 6-8 triệu đồng/sào.
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.
Bám sát đồng ruộng, bảo vệ lúa đông xuân trong dịp Tết. Hoa Tết Mê Linh đa dạng chủng loại và giá cả. Quảng Bình xử lý tàu cá vi phạm khai thác ven bờ. Đũa cau Nàng Rưng đắt hàng ngày cận Tết.
Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.
Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.