| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia'

Thứ Tư 21/08/2024 , 12:38 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần phải đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn sáng 21/8. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn sáng 21/8. Ảnh: Quốc hội.

Tham gia chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) cho biết, theo Nghị quyết 853 ngày 30/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên lĩnh vực NN-PTNT nêu có giải pháp xử lý tình trạng sụt, lún tại vùng ĐBSCL.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết trong thời gian qua đã đề xuất triển các giải pháp như thế nào để khắc phục tình trạng trên.

Ngoài ra, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cũng nêu ý kiến, trong Nghị quyết về chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV có giao cho Bộ NN-PTNT sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, bảo đảm an toàn, phù hợp với sinh kế của người dân.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, việc triển khai công tác này đã thực hiện đến đâu và những kết quả, khó khăn, vướng mắc và các giải pháp, lộ trình tiếp theo như thế nào trong thời gian tới.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN-PTNT và Bộ TNMT và một số Bộ ngành khác xây dựng Đề án ĐBSCL thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún.

"Đây là một gói liên quan đến biến đổi khí hậu tác động đến ĐBSCL và sẽ hoàn thành Đền án để trình Chính phủ trong tháng 9 tới", ông nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nêu rõ, Bộ đã tổ chức nhiều hội thảo với các chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương để tiếp cận đồng bộ về đầu tư công trình, về các giải pháp phi công trình và các vấn đề mang tính liên ngành.

Bộ cũng đang tổng hợp nhu cầu giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt, xây dựng công trình hạ tầng để giảm thiểu rủi ro đối với ĐBSCL. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thống nhất bước đầu quan điểm tiếp cận về danh mục đầu tư cho ĐBSCL.

Về giải pháp bố trí dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thời gian qua, Bộ đã giải quyết được gần 27 nghìn hộ ở vùng xung yếu, vùng thiên tại, sạt lở, sụt lún, bờ sông, bờ biển, vùng đồi núi…

Tuy nhiên, nhu cầu này rất lớn, do đó, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương để tổng hợp nhu cầu của người dân và thời gian tới sẽ có 1 gói để giải quyết được nhu cầu này và ứng phó được với thiên tai.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) liên quan đến biến đổi khí hậu của ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng những chỉ tiêu về lúa và an ninh lương thực, xuất khẩu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và diễn biến xu thế tiêu dùng trên thế giới là thách thức rất lớn.

Do đó, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” là đề án Chính phủ rất kỳ vọng.

“Lần đầu tiên nước ta có Đề án quy mô lớn về giảm phát thải, tư duy lại toàn bộ cấu trúc ngành hàng trồng lúa, quan trọng nhất là tăng thêm thu nhập cho người nông dân không chỉ về giá lúa, mà còn thông qua giá trị tuần hoàn của cây lúa như giảm chi phí, bán tín chỉ carbon…; như vậy thu nhập của người trồng lúa mới quyết định độ bền vững của ngành hàng lúa gạo”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, từ Đề án này của ĐBSCL, chúng ta sẽ triển khai ngành trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung; rồi chuyển sang cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi… vì đây là những ngành hàng phát lớn. Theo ông, Việt Nam cần có trách nhiệm với thế giới để giảm phát thải.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL là tiền đề cho phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo. Ảnh: Tùng Đinh.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL là tiền đề cho phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo. Ảnh: Tùng Đinh.

Nâng cao giá trị thích ứng thị trường

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) về phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của các nông sản chủ lực, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề cập đến giải pháp trồng điều trong thời gian tới, cần phải ứng biến theo quy luật thị trường.

Bộ NN-PTNT cũng đã tổ chức mô hình khuyến nông, bản thân cây điều có đa tầng giá trị. Bên cạnh đó, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Bình Phước chế biến điều rất đa dạng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị tỉnh Bình Phước cần đẩy mạnh sản phẩm OCOP về điều. Đồng thời cần xây dựng chuỗi chia sẻ, liên kết giữa người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều.

Cần phải đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng...

Cần phải đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng...

Còn liên quan đến vấn đề sầu riêng, thời gian tới Bình Phước sẽ tái cơ cấu lại ngành hàng sầu riêng. “Không còn con đường nào khác, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có Hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân trồng sầu riêng để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu”, ông nói.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mới đây, Bộ NN-PTNT vừa ký Hiệp định thư thứ 2 về sầu riêng chế biến như cơm sầu riêng, hạt sầu riêng, sầu riêng đông lạnh… Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, hiện chúng ta đã mở cửa ngành hàng sầu riêng với thị trường Trung Quốc.

"Chúng ta cần phải đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng… Vì chúng ta hiện đang đi sau thị trường Thái Lan, Malaysia xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc", người đứng đầu ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Chủ động giảm chi phí đầu vào

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) về vật tư đầu vào (phân bón), Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta cần chủ động hơn nữa trong quá trình tạo ra vùng nguyên liệu để giảm lệ thuộc. Tuy nhiên đây là vấn đề lâu dài, nhất là quá trình chuyển từ phân thuốc vô cơ sang phân thuốc hữu cơ.

Đây là một đề án chứ không chỉ riêng vấn đề nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất vật tư đầu vào, mà muốn hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ thì tất cả vật tư đầu vào cần hữu cơ hóa. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng bày tỏ vui mừng khi thời gian qua bà con nông dân khắp mọi miền cả nước đều hưởng ứng phong trào làm nông nghiệp hữu cơ.

“Muốn cạnh tranh được hay không là phải giảm chi phí đầu vào. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải giảm chi phí bằng các giải pháp, và có thể làm được nếu thay đổi tư duy, không ngóng chờ giá bán đầu ra nữa vì điều này phụ thuộc điều tiết cung cầu của thị trường thế giới. Tôi hoan nghênh các địa phương đã tham gia tích cực cùng bà con nông dân để giảm chi phí, nuôi trồng các mô hình thích hợp”, Bộ trưởng nêu rõ.

Xem thêm
Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

WWF-Việt Nam cam kết giúp giảm rác thải nhựa, đưa TP.Huế trở thành đô thị xanh

WWF-Việt Nam sẽ phối hợp triển khai, tiếp tục dự án giảm rác thải nhựa đến năm 2025, hứa hẹn tạo thêm cơ hội cho TP. Huế phát triển thành đô thị xanh và bền vững.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.