| Hotline: 0983.970.780

Bốn đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm

Thứ Tư 05/10/2022 , 18:28 (GMT+7)

Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong công cuộc phòng chống đại dịch, khủng hoảng 5F và phát triển hệ thống lương thực thực phẩm xanh bền vững.

Hội nghị chuyên đề Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 5/10 thông qua đồng thời hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng hiệu quả, bao trùm, có tính chống chịu và bền vững.

Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng hiệu quả, bao trùm, có tính chống chịu và bền vững.

Đảm bảo đời sống người dân

Hội nghị có sự tham gia của các lãnh đạo ngành nông nghiệp đến tham dự trên nền tảng kiến thức khu vực "Một quốc gia - Một sản phẩm ưu tiên" (OCOP).

OCOP là một sáng kiến hợp tác đi đầu của FAO được đưa ra bởi các thành viên của khóa họp hội nghị FAO lần thứ 42 và được chính thức khởi động vào tháng 9/2021. OCOP được phát triển với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia thành viên chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thông qua sự phát triển bền vững của các loại nông sản mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển của chuỗi giá trị bền vững, bao trùm, tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, gia tăng thu nhập, và đặc biệt là các mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc, ông Kim Jong-jin, Trợ lý Tổng giám đốc FAO và Đại diện FAO Khu vực châu Á - Thái Bình dương, cho biết, “một năm trước, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đặt lương thực và nông nghiệp tại vị trí trung tâm, coi đó là yếu tố tuyến đầu trong chương trình nghị sự phát triển thế giới tại hội nghị thượng đỉnh Hệ thống lương thực của Liên hợp quốc. Họ tuyên bố rằng đây là điều cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030. Theo báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, châu Á - Thái Bình dương đang đi chệch hướng, phải đến năm 2065 khu vực này mới có thể đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững”.

Vào năm 2021, hơn 400 triệu người ở châu Á - Thái Bình dương bị suy dinh dưỡng, hầu hết là ở Nam Á, với 40% tổng số người dân không đủ khả năng chi trả một chế độ ăn uống lành mạnh. Đại dịch Covid-19, cú sốc giá lương thực kể từ năm 2020 và sự tàn phá do biến đổi khí hậu đang tác động đến sản xuất nông nghiệp, môi trường và sinh kế tại châu Á - Thái Bình dương, nơi có 80% hộ nông dân và nông hộ nhỏ trên thế giới.

“Người dân của khu vực này thường xuyên phải đối mặt với nhiều hiểm họa như sâu bệnh xuyên biên giới, gió lùa và lũ lụt, bão và động đất. Chúng ta phải đảm bảo họ nhận được lời khuyên và hỗ trợ về kỹ thuật. Chúng ta có công cụ, công nghệ và các sáng kiến. Chúng ta phải định hình lại hệ thống nông sản của khu vực, làm cho hệ thống hiệu quả hơn, bao trùm, có tính chống chịu và bền vững,” ông Kim Jong-jin chia sẻ.

Biến đổi khí hậu đang khiến tình hình tồi tệ hơn với các nông hộ. Lượng mưa cần thiết cho nền nông nghiệp tại các khu vực nhiệt đới gió mùa đang dần thay đổi và sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh đang khiến năng suất nông nghiệp giảm đi đáng kể. Các thảm họa gây ra 60% thương vong và 40% thiệt hại kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc FAO QU Dongyu cho biết sự chuyển đổi trong khu vực cần tập trung vào các kết quả từ sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm

Tham dự Hội nghị chuyên đề Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo cam kết tại khu vực và trên trường quốc tế thực hiện các SDG đến năm 2030.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, đại dịch Covid-19, khủng hoảng lương thực, thức ăn, nhiên liệu, phân bón và tài chính (5F) cùng biến đổi khí hậu đang phơi bày những điểm yếu và tồn tại trong hệ thống lương thực toàn cầu, các quốc gia cần tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy sự bền vững và thích ứng của hệ thống thực phẩm nông nghiệp quốc gia trong trạng thái bình thường mới khi người nông dân, người sản xuất, người chế biến, các nhà phân phối và người tiêu dùng là trung tâm.

Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam tại Hội nghị chuyên đề Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam tại Hội nghị chuyên đề Châu Á - Thái Bình Dương về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Ảnh: Linh Linh.

Nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực là những trụ cột của Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trong đó tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát thải thấp và thích ứng với khí hậu cùng đó cải thiện sinh kế cho người dân ở nông thôn. Việt Nam cam kết chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ ràng sự cần thiết của việc hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và nhân tố trong hệ thống lương thực, thực phẩm để tạo ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ hệ thống. Điều này giúp sẽ giúp khu vực châu Á - Thái Bình dương cải thiện vấn đề xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và dinh dưỡng, sinh kế của người dân tại khu vực nông thôn, đặc biệt đối với cộng đồng thiểu số và nhóm yếu thế gồm phụ nữ và trẻ em.

Để thúc đẩy chuyển đôi hệ thống lương thực, thực phẩm, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề xuất hợp tác một số lĩnh vực:

Thứ nhất, duy trì hợp tác ổn định và xuyên suốt của chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Các quốc gia cần giảm thiểu những rào cản không cần thiết trong sản xuất lương thực và xuất khẩu để tăng cường kết nối chuỗi giá trị, hạn chế lãng phí lương thực, thúc đẩy thương mại điện tử và đổi mới hệ thống truy xuất nguồn gốc, logistics, vận chuyển và kiểm soát chất lượng. Việt Nam kỳ vọng có thể làm việc với các bên để tăng cường thương mại nông sản, tạo cơ sở để bảo đảm an ninh lương thực khu vực và toàn cầu.

Thứ hai, chuyển đổi nông nghiệp xanh và nông nghiệp số cùng với cách tiếp cận “more from less - tăng giá trị, giảm đầu vào” là yêu cầu cấp thiết. Như vậy, các hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực cho các quốc gia đang phát triển là điều tất yếu để chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm với nhiều giá trị hơn, bền vững hơn và chống chịu tốt với thời tiết. Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo nông nghiệp tại khu vực Đông Nam Á và sẽ tiếp tục đóng góp các sáng kiến vào chuyển đổi mang tính đổi mới, bao trùm, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, cần khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư có trách nhiệm và tận dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến. Chúng ta nên phát triển và nhân rộng các mô hình hợp tác công tư (PPP).

Thứ tư, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm cho thiên tai, dịch bệnh. Việc thúc đẩy các nền tảng hợp tác chia sẻ thông tin trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên nước xuyên biên giới, tài nguyên biển, tăng cường hợp tác Nam - Nam là vô cùng cần thiết.

“Chúng ta cần cùng hành động để ứng phó với các hậu quả do Covid-19 và cuộc khủng hoảng 5F để lại trong bối cảnh bình thường mới. Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác khắp thế giới trong công cuộc phòng chống đại dịch, khủng hoảng 5F và trên con đường hướng tới phục hồi bền vững, bao trùm, trong đó có phát triển hệ thống lương thực thực phẩm xanh và bền vững”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bình luận mới nhất