| Hotline: 0983.970.780

Hai sắc thuế mới của ông Trump nhằm mục đích gì?

Thứ Năm 03/04/2025 , 09:48 (GMT+7)

Mỹ không áp dụng kiểu đối ứng 'hoàn toàn', thay vào đó là 'thuế đối ứng tử tế', tức đánh thuế bằng 50% mức thuế mà quốc gia kia đang áp lên hàng hóa của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hai loại thuế quan mới gồm thuế nhập khẩu phổ thông 10% đối với tất cả hàng hóa được đưa vào Mỹ và thuế quan đối ứng sẽ được áp dụng cho hàng nhập khẩu từ 60 quốc gia. Động thái nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại khác.

Ông Trump công bố mức thuế quan tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào chiều 2/4 (giờ địa phương), cho biết kế hoạch của ông phản ánh "một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ; đó là tuyên ngôn độc lập kinh tế của chúng ta". Mặc dù vậy, các nhà kinh tế cho biết mức thuế quan này sẽ làm tăng giá nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng Mỹ mua, vào thời điểm lạm phát vẫn ở mức cao.

Tổng quan về thuế quan "Ngày giải phóng" mới của ông Trump

Mức thuế quan đầu tiên sẽ là mức thuế 10% áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Mức thuế quan thứ hai, thuế quan đối ứng, sẽ được áp dụng cho hàng nhập khẩu từ 60 quốc gia và nhằm mục đích cân bằng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia đối tác thương mại. Ông Trump cho biết thuế đối ứng có nghĩa là “có đi có lại". Và cho rằng điều này là  "Không thể đơn giản hơn thế được".

Một ví dụ do ông Trump đưa ra là Mỹ áp mức thuế 2,5% đối với ô tô nhập khẩu, trong khi Liên minh châu Âu áp mức thuế 10% đối với ô tô xuất khẩu của Mỹ sang các quốc gia EU.

"Sự mất cân bằng khủng khiếp như vậy đã tàn phá nền tảng công nghiệp của chúng ta", ông Trump đánh giá.

Thuế đối ứng là gì?

Hiện tại, Mỹ và các đối tác thương mại của mình áp mức thuế khác nhau đối với cùng một sản phẩm. Ví dụ, Đức áp dụng mức thuế cao hơn đối với xe sản xuất tại Mỹ so với mức thuế mà Washington, D.C. áp dụng đối với xe nhập khẩu từ Đức.

Thuế đối ứng thực sự là thuế được Mỹ áp đặt vào hàng hóa nhập khẩu ngang với thuế mà các nước khác áp đặt vào hàng nhập Mỹ trên cơ sở theo từng mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, ông Trump cho biết ông không áp dụng kiểu đối ứng "hoàn toàn", mà thay vào đó là "thuế đối ứng tử tế” tức là Mỹ chỉ đánh thuế bằng 50% mức thuế mà quốc gia kia đang áp lên hàng hóa của Mỹ.

Ông Trump cho biết mức thuế có đi có lại cũng sẽ bao gồm các tính toán để bao gồm các rào cản thương mại phi tiền tệ, chẳng hạn như khi các quốc gia phá giá tiền tệ của mình để giúp thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của họ từ các quốc gia khác.

Mức thuế Mỹ áp với một số quốc gia theo chính sách mới. Ảnh: Nhà Trắng.

Mức thuế Mỹ áp với một số quốc gia theo chính sách mới. Ảnh: Nhà Trắng.

Khi nào thì mức thuế có hiệu lực?

Mức thuế cơ bản 10% sẽ có hiệu lực vào lúc 12:01 sáng ngày 5/4, trong khi mức thuế có đi có lại sẽ có hiệu lực vào lúc 12:01 sáng ngày 9/4.

Tại sao Trump lại áp dụng mức thuế mới này?

Trong thông báo của mình, ông Trump cho biết mục tiêu là phục hồi cơ sở công nghiệp và sản xuất của Mỹ, hứa hẹn rằng việc làm như vậy sẽ "khiến nước Mỹ giàu có trở lại".

Ông Trump cho biết thuế quan sẽ giúp thuyết phục các doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhà máy của họ đến Mỹ.

Tổng thống Trump cũng cho rằng thuế quan giúp hạ giá thành và mang lợi cho người tiêu dùng Mỹ, mặc dù hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán rằng thuế quan của Tổng thống Trump có khả năng thúc đẩy lạm phát và dẫn đến chi phí cao hơn cho hộ gia đình điển hình của Hoa Kỳ.

Ví dụ, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) — một thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chặt chẽ — có thể tăng 0,5 điểm phần trăm lên 3,5% vào cuối năm, theo báo cáo ngày 30/3 của Goldman Sachs. PCE cốt lõi đã tăng 2,8% vào tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, phản ánh mức tăng nhẹ so với tháng trước.

Ước tính đó dựa trên các mức thuế quan đã công bố trước đó của ông Trump, bao gồm thuế nhập khẩu 25% đối với ô tô nhập khẩu, cũng như kỳ vọng của Goldman về mức thuế đối ứng trung bình khoảng 15%.

Theo thống kê của Reuters, mức thuế mới của Mỹ đối với một số quốc gia, khu vực gồm: Trung Quốc (34%), Liên minh châu Âu (20%), Nhật Bản (24%), Hàn Quốc (25%), Thụy Sĩ (31%), Anh (10%), Malaysia (24%), Ấn Độ (26%), Brazil (10%), Indonesia (32%), Việt Nam (46%), Singapore (10%), Ukraine (10%), Venezuela (15%).

Theo CBS News

Xem thêm
Xây dựng Khánh Hòa thành đô thị xứng tầm

Khánh Hòa đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Hoa Kỳ tính thuế các nước áp với mình thế nào?

Theo The New York Times, con số thuế các nước áp với Hoa Kỳ được ông Trump đưa ra sáng 3/4 có thể dựa vào thâm hụt thương mại giữa 2 bên.

Bình luận mới nhất