| Hotline: 0983.970.780

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dâu tằm

Thứ Năm 22/10/2020 , 08:15 (GMT+7)

Cả ngàn năm nay người Việt đã trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa tuy nhiên thực tế ở nhiều vùng dân lại không biết cách chăm bón cây dâu tằm sao cho đúng

Đặc điểm sinh lý

Cây dâu tằm tên khoa học là Morus alba  L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Có 5 nhóm dâu trồng trọt chủ yếu ở Việt Nam: Nhóm dâu bầu - bầu trắng, bầu tía, bầu đen, bầu xanh. Nhóm dâu đa - đa Hà Bắc (dâu Hà Bắc), đa Hà Đông, đa Thái Bình (đa liễu), đa xanh, dâu ô (ô Nghệ An), đa vàng, đa tím. Nhóm dâu cỏ - cỏ chân vịt, cỏ duối, cỏ lèo (lèo vả, lèo dương). Nhóm dâu tam bội (đa bội) -  dâu tam bội số 7, số 12, số 11, số 34, là nhóm dâu mới được tạo từ những năm 70.  Nhóm nhập nội và được thuần hóa -  dâu kinh tang, dâu Triều Tiên, dâu Bungari, dâu các nước Trung Á, dâu Kawa 2 của Ấn Độ.

Dâu là cây sống lâu năm có chu kỳ sống bắt đầu từ cây con, trưởng thành, già và chết. Cây dâu có thể sống 200 - 300 năm, thậm chí 1.000 năm. Do tác động của con người: đốn tỉa, chăm sóc, khai thác lá, thông thường cây dâu trồng bằng hạt chỉ sống trên 50 năm, trồng bằng hom khoảng 20 - 30 năm. Mỗi năm hái lá 8 -10 đợt; vụ xuân khoảng 25 ngày /đợt; vụ hè khoảng 20 ngày/đợt; vụ thu khoảng 35 ngày/đợt; có thể hái đến tháng 12. Trong một năm do thay đổi của thời tiết và tác động của con người, cây dâu trải qua 4 thời kỳ:

Thời kỳ nảy mầm: Tính từ tháng 2, lúc các mầm mùa đông nhú ra, bao mầm bị phá vỡ đến khi xuất hiện chiếc lá thứ nhất. Thời kỳ nảy mầm chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn nảy mầm - các lá vảy tách ra khỏi mầm, thấy màu xanh của các lá non bên trong. Giai đoạn đuôi én - sau khi nảy mầm 8-10 ngày, lá non xuất hiện giống như hình dạng đuôi chim én. Giai đoạn có lá thật - sau thời kỳ đuôi én 4-5 ngày, lá sinh trưởng nhanh và tách ra độc lập thành một lá hoàn chỉnh. Thường sau khi cây đào Prunus aersica nẩy lộc được 20-30 ngày thì cây dâu bắt đầu nảy mầm. Chất lượng sống của thời kỳ nảy mầm phụ thuộc vào lượng chất dự trữ trong cây do chăm sóc, bón phân, tưới nước từ vụ thu đông năm trước. Điều kiện thích hợp: nhiệt đô không khí > 12 độ C, độ ẩm đất 70- 75%.

Thời kỳ sinh trưởng mạnh: Tính từ khi xuất hiện lá thật thứ nhất, khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Tốc độ sinh trưởng của cây dâu tăng nhanh sau khi ra lá thật thứ 4. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh năng suất lá dâu chiếm 80% tổng năng suất lá cả năm. Điều kiện thích hợp: Nhiệt độ không khí 30 - 32 độ C, độ ẩm đất 70 - 75%. Bón phân đầy đủ rất quan trong, đảm bảo năng suất và chất lượng lá dâu đồng thời tạo tiền đề tốt cho vụ dâu năm sau.

Thời kỳ sinh trưởng chậm dần: Xảy ra vào sau giai đoạn cây dâu phát triển mạnh, cuối mùa thu đầu mùa đông, khoảng tháng 10-11. Giai đoạn này cây dự trữ dinh dưỡng trong thân cành và lá. Nếu số lá thu hoạch và số lá chừa lại trên cây vào vụ thu thích hợp thì các chất dinh dưỡng được tích lũy trên cây được tăng lên, tạo điều kiện cho cây dâu phát triển tốt vào năm sau. Điều kiện thích hợp: nhiệt độ 12 - 20 độ C, độ ẩm  đất  65 - 70%.

Thời kỳ nghỉ đông: Khi nhiệt độ không khí xuống thấp sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cây dâu chuyển sang giai đoạn nghỉ đông. Thời kỳ “nghỉ đông tương đối" của cây tính từ khi kết thúc rụng lá trong tháng 11- 12 đến khi bắt đầu nảy mầm ở tháng 2 mùa xuân năm sau. Điều kiện thích hợp: Nhiệt độ không khí < 12 độ C, độ ẩm.đất 60- 65%. Có thể làm muộn và rút ngắn thời gian nghỉ đông bằng cách bón phân hợp lý, xới xáo làm cỏ, tưới nước, đốn tỉa, đốn phớt vào tháng 10, phun vào cây các chất kích thích sinh trưởng như: etylen, gibberellin, clohydrin... nồng độ 0,005 - 0,01%.

Thời vụ trồng, mật độ và cơ cấu cây trồng ở các vùng

Thời vụ: Trồng bằng cây con gieo từ hạt: từ vụ xuân đến cuối vụ hè. Trồng dâu bằng hom:  Vùng đồng bằng Bắc bộ đến Duyên hải miền Trung - trồng tháng 11-12 đến tháng 1. Dâu tam bội có thể trồng  từ  tháng 2 đến tháng 10. Vùng cao nguyên Bảo Lộc -  trồng tháng 4, 5.

Mật độ:

Đất bãi: Ruộng dâu không trồng xen: 1,8 m * 0,4 m * 1 khóm /2-3 hom; mật độ: 1,4 khóm/m2 hoặc 1,2 m -1,5 m * 0,3 m - 0,5 m * 1 khóm/2-3 hom; mật độ: 1,3 - 2,8 khóm/m2. Ruộng dâu trồng xen các loại rau: 2,5 m * 0,4 m * 1 khóm/2-3 hom; mật độ: 1,0 khóm/m2. Trồng dâu rạch: 1 m * 1,1 m, hom dâu đặt nằm theo hình nanh  sấu.

Vùng đất đồi, cao nguyên, hoặc dâu trồng phân tán: 2,5 m * 0,4 m * 1 khóm/ 2-3 hom, mật độ 1 khóm/m2 hoặc 1,1 m - 1,2 m * 0,3 m * 1 khóm/2-3 hom, mật độ: 2,8 - 3 khóm/m2.

Đất trồng: Đất cát pha, đất thịt tơi xốp, tầng dày trên 1 m, mạch nước ngầm thấp ở độ sâu hơn 1 m. Cây dâu thích ứng pH 4,5 - 9, thích hợp nhất pH 6,5 - 7. Nồng độ muối trong đất < 0,2% không hại tới dâu, nồng độ muối > 1% dâu chết. Cần bón phân hữu cơ để đảm bảo hàm lượng CO2 trong ruộng 0,03 - 0,10% sẽ tăng cường độ quang hợp của cây dâu.

Cơ cấu cây trồng: Đất bãi trồng thuần, trồng xen các loại rau. Đất đồi trồng thuần, trồng xen các loại cây đậu đỗ hoặc phân xanh. Đất kiềm, nồng độ muối < 0,3% trồng thuần ở vùng biển, trồng xen từng băng trồng lúa trên đất sét mạch nước ngầm cao, trồng lúa 2 vụ và trồng dâu trên đất có hàm lượng muối quá cao.

  • Thu hoạch kén. Ảnh: NNVN.

    Thu hoạch kén. Ảnh: NNVN.

  • Bón phân NPK – S Lâm Thao cho cây dâu tằm

Lượng phân và cách bón

Phân chuồng, tấn /ha

Vôi bột, kg/ha

NPK-S 5.10.3-8

NPK-S 10.0.3-5

Lượng phân bón/năm

   a)Trồng mới, bón lót

20 - 25

500-600

1200-1500

 

   b) Bón phân hàng năm cho ruộng dâu  đã định hình nuôi tằm lấy kén ươm

20 - 25

500-600

1700-2300

2500-3500

Cách bón

    Bón vụ xuân, giai đoạn bắt đầu nảy mầm

     

500-700

    Bón vụ hè, giai đoạn sinh trưởng mạnh, sau khi cây có 4-5 lá thật

     

1500-2100

    Bón vụ thu, giai đoạn sinh trưởng chậm dần

     

500-700

   Bón vụ đông, giai đoạn nghỉ đông, khoảng tháng12

20 - 25

500-600

1700-2300

 

Các lần bón phân phải đảm bảo thời gian cách li trước khi hái lá 20 ngày trong vụ xuân, 15 ngày ở vụ hè và vụ thu.

Lượng phân bón thay đổi theo tuổi cây: ruộng trồng dâu năm thứ nhất thì bón bằng 50%, năm thứ 2 bằng 70% so với ruộng dâu đã định hình.

Bón phân qua lá: Phun qua mặt dưới lá 4-6 ngày/lần. Nồng độ phun các loại phân NPK-S 5.10.3-8 từ 0,4 - 0,5%. Khi vườn dâu còi cọc và trời khô hạn thì phun NPK-S 10.0.5-3 ở nồng độ 0,5-0,6%; khi vườn dâu rậm rạp, thời tiết âm u, mưa nhiều thì phun NPK-S 5.10.3-8 ở nồng độ 0,5 - 0,6%. Lượng phun 2.000 lít dung dịch/ha.

Theo thống kê mỗi năm các nước sản xuất tơ tằm trên toàn cầu cung ứng ra thị trường khoảng 80.000 tấn tơ trong khi nhu cầu tiêu thụ được dự đoán không dưới 100.000 tấn nên có thể nói cung không đủ cầu. Tuy nhiên diễn biến đó lại trái chiều ở Việt Nam. Từ thời kỳ huy hoàng 20-30 năm về trước diện tích trồng dâu nuôi tằm ngày càng giảm sút, hiện chỉ còn khoảng 10.500ha trong đó vùng Tây Nguyên chiếm đến 73%, tổng sản lượng kén năm 2018 đạt gần 8.300 tấn, năm 2019 xấp xỉ 9.200 tấn. Nghề truyền thống cả ngàn năm này vẫn bấp bênh bởi con giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu chăn nuôi còn lại 90% phụ thuộc vào nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, chất lượng không được kiểm tra, dịch bệnh không được kiểm soát. Thị trường tơ thì khó cả ở phía xuất khẩu lẫn phía nội tiêu bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ tơ chất lượng đến tơ giá rẻ của Trung Quốc.

Xem thêm
Syngenta Việt Nam giới thiệu giải pháp mới kiểm soát bệnh sương mai trên cây vải

Bắc Giang Thuốc trừ bệnh Orande 280SC với công nghệ tiên tiến hàng đầu và cơ chế tác động kép độc đáo hứa hẹn kiểm soát hiệu quả bệnh sương mai trên cây vải.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?