| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát dịch bệnh, Ấn Độ mất mùa tôm

Thứ Tư 16/10/2019 , 07:01 (GMT+7)

Dịch bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) cùng với nạn lũ lụt khiến sản lượng tôm của Ấn Độ trong năm 2019 có nguy cơ giảm hơn 200.000 tấn.

Bùng phát

Hội chứng đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) đang làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ, tờ The Hans India cho biết. Khoảng 30.000 nông dân vẫn mong chờ Chính phủ Ấn Độ có biện pháp kìm hãm sự bùng phát của dịch bệnh.

15-05-31_1
Tôm bị bệnh đốm trắng.

Theo số liệu của World's Top Exports hồi tháng 5/2019, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu, và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ nhì (Ecuador - 2,9 tỷ USD).

Sự tăng trưởng thần kỳ của Ấn Độ bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, loài có khả năng nuôi ở mật độ cao, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả.

Từ những năm 2000, sau khi tôm sú bị dịch bệnh hoành hành, tôm thẻ chân trắng và phần nào đó là tôm càng xanh trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ.

Dù vậy, việc tăng trưởng quá nóng dẫn đến mặt trái. Nhiều hộ nuôi tôm cho rằng, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và không cần bổ sung dinh dưỡng, nền đáy ở nhiều vùng bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các nhà khoa học ở thành phố Nellore, Ấn Độ cho biết, tôm thẻ chân trắng đang thất thu nghiêm trọng do dịch bệnh, nguyên dân được cho là gió mùa sớm tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện và lây lan.

Tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng, kết quả cho thấy tất cả ao nuôi đều có các mầm bệnh phổ biến trên tôm như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đen mang (BGD), hội chứng lỏng vỏ (LSS), bệnh phân trắng (WFS), bệnh trắng cơ (WMD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN)...

Nỗi hoang mang với nông dân Ấn Độ càng lớn khi những ao nuôi phát hiện mầm bệnh vẫn đảm bảo an toàn sinh học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đo lường theo khuyến cáo của nhà chức trách.

Nghiên cứu từ Global Aquaculture Alliance cho rằng Chính phủ Ấn Độ đã chủ quan và không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn dịch từ những bước đầu, dẫn đến chậm trễn khi cảnh báo các tiêu chuẩn cho ao nuôi.

Trong vòng 10 năm, tính từ 2009, khi Ấn Độ xác định tôm thẻ chân trắng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 90% sản lượng toàn ngành tôm, nước này luôn tự tin vào cơ sở vật chất cũng như các tiến bộ khoa học áp dụng cho ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, lần này họ không kịp trở tay với những sự bùng phát của dịch bệnh.

Một nông dân ở thành phố Nellore nói: “Các nhà khoa học nhiều lần đến thăm ao nuôi và tổ chức tọa đàm với nông dân nhưng không ai tìm ra được biện pháp ngăn chặn dịch WSSV. Phải chăng dịch bệnh đã không còn kiểm soát được nữa”.

Đây cũng đang là lo lắng chung của những người nuôi tôm ở Ấn Độ khi được Bộ Nông nghiệp nước này khuyến cáo nên thả nuôi trong một mùa để giảm tỉ lệ mắc WSSV, theo tờ The Hindu.
 

Đền bù không thỏa đáng

Hồi cuối tháng 5/2019, nhiều chuyên gia thủy sản Ấn Độ đã cảnh báo về hội chứng WSSV. Tuy nhiên, do đang vào mùa thu hoạch, chính phủ và người dân nước này tỏ vẻ thờ ơ. Kết quả, khi dịch bệnh nổ ra, Ấn Độ không có đủ ngân sách để ngăn dịch bệnh lây lan.

Tờ The Hans India tiết lộ, nhiều nông dân ở vùng biển phía tây Ấn Độ cảm thấy bất ngờ và sốc khi chỉ được nhận từ 35 đến 40% số tiền đền bù cho sản lượng tôm bị dịch bệnh.

15-05-31_2
Một trang trại nuôi tôm ở Ấn Độ.

Trước đó, họ được nhà chức trách nói là sẽ nhận 300 rupee (khoảng 4,2 USD) cho 1kg tôm. Nhưng nay, chỉ với 0,15 USD – tương đương 34.000 đồng cho 1kg tôm, nông dân Ấn Độ cho rằng mức đền bù không thỏa đáng để họ tái sản xuất vụ kế tiếp.

Cũng theo số liệu của The Hans India, chỉ khoảng hơn 6.000 ha trong số hơn 20.000 ha nuôi tôm nhiễm virus được chính phủ đền bù.

Ông Manoj Sharma, một nông dân trong khu vực bị nhiễm bệnh, đồng thời là chuyên gia tư vấn tôm nói với Undercurrent News rằng: “Việc thâm canh tôm thẻ chân trắng nhập khẩu từ Nam Mỹ có thể là nguyên nhân tới dịch bệnh”. Sharma cũng nói thêm rằng, sản lượng tôm trong vùng hiện quay về mốc vài năm trước, khi tôm thẻ chân trắng chưa được nuôi phổ biến theo kiểu “con giống quốc dân”.

Nạn lũ lụt cũng khiến tình trạng dịch bệnh WSSV trở nên khó kiểm soát. Mưa gió ở vùng Tây Bắc bang Gujarat và Andhra Pradesh đã phá hủy hàng ngàn trang trại sản xuất tôm lớn. Nhiều nông dân đã mất toàn bộ vốn lưu động cũng như máy móc trong các trận lũ quét.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ nước này cho biết, Ấn Độ sẽ không đạt mục tiêu 1 triệu tấn tôm vào năm 2020, và có thể thất thu hơn 200.000 tấn trong năm 2019 này.

Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Avanti Feeds đánh giá, thách thức trong năm 2019 sẽ là cơ hội để ngành nuôi tôm Ấn Độ nhìn lại mình. Những nông dân nước này sẽ buộc phải giảm tỉ lệ thả giống. Trong tương lai xa hơn, nó sẽ có ích cho Ấn Độ vì nguồn cung toàn cầu thấp, cộng với việc kiểm định kỹ lưỡng đầu ra, sẽ giúp giá tôm và ngành xuất khẩu tôm của quốc gia Nam Á phục hồi vào nửa cuối năm 2020.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm