| Hotline: 0983.970.780

Hàng triệu giống loài tự nhiên bị đe dọa

Thứ Ba 07/05/2019 , 13:19 (GMT+7)

Từ trên không trung đến đất liền rồi xuống đáy đại dương đều đang chứng kiến những tác động mang tính hủy diệt của con người đối với thiên nhiên. Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá về thực trạng môi trường báo động đỏ dài 1.800 trang vừa  được Liên hợp quốc công bố.

BBC dẫn lời các chuyên gia vừa tham dự hội nghị quốc tế về môi trường tại Pháp cho thấy, ít nhất khoảng 1 triệu giống loài động thực vật hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng. Thiên nhiên- đồng minh tin cậy nhất của nhân loại ở khắp mọi nơi trên Trái đất đang bị suy giảm với tốc độ chưa từng thấy do nhu cầu về thực phẩm và năng lượng của con người ngày càng tăng.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù xu hướng nguy hiểm này có thể được “tạm nghỉ” nhưng nó sẽ dẫn đến "sự biến dạng" về mọi khía cạnh liên quan đến cách con người tương tác với thiên nhiên.  Từ những con ong thụ phấn tạo ra mùa màng cho đến những khu rừng chắn lũ, báo cáo của LHQ còn cho thấy, con người đang tàn phá tất cả các hệ sinh thái hỗ trợ ra sao.

Theo Reuters, trong 3 năm thực hiện báo cáo, đánh giá toàn cầu về thiên nhiên này, các nhà khoa học đã thu thập 15.000 tài liệu tham khảo và sau đó được Cơ quan phụ trách Chính sách khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học biên soạn, dài 1.800 trang. Trong đó, riêng phần tóm lược dài 40 trang dành cho các nhà hoạch định chính sách, được dùng làm tài liệu phát cho các đại biểu tham dự cuộc họp ở Paris hôm 6/7 được coi là “bản cáo trạng” mạnh mẽ nhất về cách con người đối xử với thiên nhiên- ngôi nhà duy nhất của nhân loại.

Nhiều loài thiên địch duy trì sự sống cũng đang bị đe dọa biến mất

Báo cáo cho biết, trong khi Trái đất luôn phải chịu đựng những hành động của con người suốt chiều dài lịch sử thì trong hơn 50 năm qua, những vết xước này tiếp tục biến thành những vết sẹo sâu hơn. Nguyên nhân chính là quy mô dân số thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm 1970, nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, trong khi thương mại quốc tế đã tăng gấp 10 lần. Do đó, để có đủ lương thực, thực phẩm, quần áo và năng lượng cung cấp nhân loại vẫn đang phát triển này thì nhiều diện tích rừng đã bị chặt phá với tốc độ kinh ngạc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.

Ước tính, từ năm 1980 đến năm 2000, khoảng 100 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị biến mất để lấy chỗ cho chăn thả gia súc ở Nam Mỹ hoặc trở thành những đồn điền dầu cọ ở Đông Nam Á. Tệ hơn là ngay cả những khu rừng thuộc vùng đất ngập nước, hiện chỉ còn 13% , so với con số 1.700 được ghi nhận còn tồn tại đến năm 2000.  Mặt khác, các đô thị trên thế giới cũng liên tục mở rộng với tốc độ tăng gấp đôi kể từ năm 1992.

Tất cả những hoạt động này của con người đang giết chết các giống loài với số lượng lớn hơn bao giờ hết. Theo đánh giá, khoảng 25% giống loài động thực vật hiện nay đang bị đe dọa, tương đương khoảng một triệu giống loài phải đối mặt với sự tuyệt chủng với tỷ lệ hủy diệt cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua.

"Chúng tôi đã ghi nhận sự suy giảm chưa từng thấy về đa dạng sinh học và tự nhiên. Điều này hoàn toàn khác với bất cứ điều gì chúng ta đã thấy trong lịch sử loài người về tốc độ suy giảm cũng như quy mô của mối đe dọa. Khi chúng tôi tổng  hợp kết quả thu thập, tôi đã rất sốc khi thấy sự suy giảm nghiêm trọng như thế nào về giống loài và những đóng góp mà thiên nhiên mang lại cho con người", đồng tác giả nghiên cứu- tiến sĩ Kate Brauman (Đại học Minnesota- Mỹ) đánh giá.

Biểu đồ hiển thị các giống loài trong danh mục báo động đỏ

Báo cáo cũng cho thấy, tài nguyên đất mặt đang bị xuống cấp hơn bao giờ hết và làm giảm năng suất tới 23%. Sự khai thác và luân canh thái quá trong sản xuất còn tạo ra những  núi chất thải và ô nhiễm nhựa đã tăng gấp mười lần kể từ năm 1980. Tính trung bình, mỗi năm chúng ta thải ra 300-400 triệu tấn kim loại nặng, dung môi, bùn độc và các chất thải khác vào các đại dương.  Tính đến năm 2014, chỉ còn 3% đại dương trên toàn cầu là chưa bị con người “đụng” tới, đồng nghĩa là cá tôm đang bị đánh bắt với tốc độ chưa từng thấy, tương đương 33% trữ lượng cá được khai thác ở mức không bền vững trong năm 2015.  Trong khi các rạn san hô sống cũng đã giảm gần một nửa trong vòng 150 năm qua.

Chuyên gia Yann Laurans, thuộc viện nghiên cứu chính sách của Pháp cho biết: "Quá trình sử dụng đất hiện đang là động lực chính của sự sụp đổ đa dạng sinh học, với 70% hoạt động nông nghiệp liên quan đến sản xuất thịt". Còn đồng tác giả Kai Chan (Đại học British Columbia- Canada) nói: "Đây là báo cáo toàn diện nhất cho thấy những thách thức cùng một lúc phải bảo vệ thiên nhiên, duy trì nước, nuôi sống hành tinh, cung cấp năng lượng, trong khi vẫn phải giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu”.

Còn tồi tệ hơn cả biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một yếu tố cơ bản dẫn tới sự hủy diệt các giống loài trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những gì con người đã và đang gây ra, như lượng phát thải khí nhà kính tăng gấp đôi kể từ năm 1980, dẫn đến kết quả là nhiệt độ Trái đất đã tăng 0,7 độ C, điều này đã tác động xấu đến một số loài, hạn chế phạm vi sinh tồn của chúng và dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng cao hơn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng 2 độ C thì 5% các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do khí hậu, tương tự nếu nhiệt độ tăng tới 4,3 độ C thì giống loài có nguy cơ biến mất tới 16%.

Giáo sư John Spicer (Đại học Plymouth- Anh) đánh giá: Trong danh mục chính các yếu tố dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học thì biến đổi khí hậu chỉ xếp thứ ba, cho dù nó chắc chắn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loài người trong tương lai gần. Vậy thì yếu tố nào xếp thứ nhất và thứ hai, một khi chúng ta không thay đổi cung cách sử dụng đất đai và khai thác trên biển một cách quá mức như hiện tại?

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.