Sự kiện sẽ diễn ra tại cửa biển Sông Đốc (thuộc TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) – cửa biển sầm uất bậc nhất của tỉnh Cà Mau.
Đoàn tàu đồng loạt vươn khơi để tiến hành nghi thức rước Ông |
Theo đó, lễ hội năm nay thu hút hàng ngàn lượt người là ngư dân, du khách thập phương đến tham dự và chiêm ngưỡng lễ hội độc đáo này của địa phương. Linh vật được tôn vinh trong lễ hội là cá Ông (còn gọi là cá voi – loài cá thường cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển).
Tương truyền, năm 1925, tại cửa biển Sông Đốc, ngư dân địa phương phát hiện xác cá Ông trôi dạt vào bờ. Sau đó, mọi người tiến hành xẻ thịt cá để trôn cất, tránh ô nhiễm môi trường. Đồng thời, lưu giữ xương cốt để thờ cúng. Nơi thờ cúng cá ông, được gọi là Vạn Lăng Ông Nam Hải (đặt tại khóm 1, thị trấn Sông Đốc).
Lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau là một trong những lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của ngư dân vùng biển. Lễ hooindieenx ra với ước vọng, ngư dân được thuận buồm, xuôi gió, công việc đánh bắt thuận lợi, trúng mùa… Nghi thức quan trọng nhất của lễ hội là lễ rước Ông, diễn ra vào sáng 20/3 (tức 15/2 âm lịch). Thời gian diễn ra lễ rước Ông, có hàng trăm phương tiện đánh cá của ngư dân với đầy đủ cờ hoa, tiến hành xuất bến, vươn khơi.
Theo nhiều ngư dân, trên đường đoàn tàu ra biển, nếu gặp cá Ông phun nước, thì đoàn tàu sẽ quay về ngay. Nếu không gặp, thì đoàn tàu tiếp tục đọc lời cầu nguyện, sau đó tiến hành “xin keo”. Khi xin được keo tức là đã gặp được Ông và rước Ông về đất liền. Sau đó, tiếp tục diễn ra các nghi lễ, cúng bái tại Vạn Lăng Ông.
Ngoài ra, tại lễ hội này, du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian, thi ẩm thực miền biển, xem ca múa nhạc, sân khấu cải lương…
Đông đảo ngư dân và du khách tham gia lễ hội |