| Hotline: 0983.970.780

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam:

Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa

Thứ Bảy 06/05/2023 , 22:35 (GMT+7)

Các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Thanh Hóa làm điểm đến để đầu tư là vì địa phương có nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng, giao thông phát triển...

Nhật Bản ấn tượng Thanh Hóa

Phát biểu tại Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023, ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Thanh Hóa nói riêng, Nhật Bản và Việt Nam nói chung. Điều này được minh chứng thông qua số vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Thanh Hóa trong thời gian vừa qua.

Theo ông Yamada Takio, lý do các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Thanh Hóa là điểm đến để đầu tư là vì địa phương có nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng, giao thông phát triển.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa đã thiết lập bộ phận hỗ trợ Nhật Bản (JAPAN DESK) để giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tìm hiểu đầu tư, kinh doanh tại địa phương.

Ngoài ra, Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được quy hoạch bài bản khoa học, giúp các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm khi đến đây đầu tư. Bên cạnh đó, ông Yamada Takio cũng đánh giá rất cao sự cố gắng nỗ lực của chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch thời gian qua.

Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngoài ra, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng với tỉnh Thanh Hóa vì đây là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú như bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng; thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Nơi đây cũng là cội nguồn của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng với nghệ thuật đúc đồng từ thời xa xưa. Bên cạnh đó, khi nói đến Thanh Hóa người ta thường hay nhắc đến những món ăn nổi tiếng như nem chua và bánh cuốn tôm. Điều này mở ra cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa các bên trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023. Ảnh: Lê Đồng.

Toàn cảnh Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023. Ảnh: Lê Đồng.

Ông Yamada Takio cho biết thêm, trong thời gian tới các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa, bằng việc triển khai một số dự án lớn.

"Tập đoàn bán lẻ AEON có kế hoạch sẽ khởi công xây dựng khu trung tâm thương mại trong năm nay và dự kiến khai trương vào năm 2025. Nhân dịp này chúng tôi cũng mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ tỉnh Thanh Hóa. Việc thực hiện thành công dự án này sẽ tạo ra nền tảng quan trọng để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục kêu gọi đầu tư trong thời gian tới", ông Yamada Takio cho hay.

Bài liên quan

Ông Yamada Takio cũng đề nghị, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Nhật Bản đầu tư vào địa phương. Ông cũng hy vọng mối quan hệ giữa Nhật Bản và tỉnh Thanh Hóa sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Mở cửa đầu tư nhưng có chọn lọc

Trong 63 tỉnh, phố có quan hệ hợp tác với Nhật Bản thì Thanh Hoá là địa phương có tiềm năng cũng như kết quả đạt được rất to lớn.

Nhật Bản là quốc gia có số vốn đầu tư cao FDI nhất ở tỉnh Thanh Hóa, trong đó một số dự án quy mô lớn đã đưa vào hoạt động, có sức lan tỏa trong tỉnh, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Xi-măng, Nhiệt điện Nghi Sơn 2.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương trong thời gian vừa qua.

Tại hội nghị, đại diện các bên đã thảo luận chuyên đề kinh tế, lao động, du lịch, giao lưu địa phương. Các phiên thảo luận đã làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng như tạo cơ hội mở ra những triển vọng hợp tác mới.

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa trả lời báo chí bên lề hội nghị. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa trả lời báo chí bên lề hội nghị. Ảnh: Quốc Toản.

Bên lề Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, đây là sự kiện đánh dấu thành công về công tác đối ngoại kinh tế, đối ngoại nhân dân của tỉnh Thanh Hóa.

"Sau hội nghị hôm nay, người Nhật Bản sẽ hiểu hơn về Thanh Hóa, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa các bên trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, du lịch, đào tạo nhân lực, xuất khẩu lao động, khoa học công nghệ. 

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản", ông Thi nói. 

Ông Nguyễn Văn Thi cho biết thêm, ngoài Nhật Bản, hiện nay địa phương tiếp tục mở rộng đàm phán để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Thanh Hóa.

"Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp FDI nói chung trong đó có Nhật Bản đến đầu tư tại Thanh Hóa. Hiện nay, lãnh đạo tỉnh đang xúc tiến thực hiện đàm phán với các đối tác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và các quốc gia đang có xu hướng đầu tư vào Thanh Hóa.

Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là sẽ mở cửa, đón các nhà đầu tư với phương châm đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư sẽ theo hướng chọn lọc, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh, an toàn quốc gia; vấn đề môi trường và phát triển bền vững", ông Nguyễn Văn Thi cho hay.

Nhật Bản là quốc gia có số vốn đầu tư cao FDI nhất ở tỉnh Thanh Hóa, trong đó một số dự án quy mô lớn đã đưa vào hoạt động, có sức lan tỏa trong tỉnh, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Xi-măng, Nhiệt điện Nghi Sơn 2.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương trong thời gian vừa qua.

Xem thêm
Chọn phương án tối ưu để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dừng hoạt động

Chiều 6/1, Thủ tướng chủ trì phiên họp thảo luận việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nông nghiệp Bình Dương đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm

Năm 2024, ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương đạt nhiều thành tựu nổi bật, duy trì đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.