| Hotline: 0983.970.780

Các huyện Triệu Sơn, Thạch Thành, Như Thanh 'phớt lờ' lệnh của lãnh đạo tỉnh

Thứ Sáu 26/04/2024 , 07:30 (GMT+7)

Đây là lần thứ 8 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản chỉ đạo liên quan tới nội dung 'nội chiến vùng keo nguyên liệu' do Báo NNVN phản ánh.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở TN&MT cùng các huyện có liên quan về việc tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát trên địa bàn tỉnh. 

Theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu xử lý dứt điểm các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát trên địa bàn tỉnh bằng rất nhiều văn bản. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa quyết liệt thực hiện chỉ đạo. Do vậy, bằng văn bản này, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc NN-PTNT tập trung chỉ đạo, tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan, khẩn trương rà soát, kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí để phát hiện kịp thời, lập hồ sơ xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng vi phạm (nếu có) theo đúng quy định.

Cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát của ông Đàm Minh Tuyến (nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành). Ảnh chụp ngày 16/4.

Cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát của ông Đàm Minh Tuyến (nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành). Ảnh chụp ngày 16/4.

Đồng thời, đánh giá cụ thể tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, trong đó làm rõ những tồn tại, vướng mắc (nguyên nhân chủ quan, khách quan) và đề xuất các biện pháp chỉ đạo trong thời gian tới nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động thu mua, chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh, gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến (chế biến sâu, chế biến tinh) và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh trước ngày 06/5/2024.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở TN&MT cùng các huyện có liên quan về việc trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở TN&MT cùng các huyện có liên quan về việc trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát trên địa bàn tỉnh. 

Đây là lần thứ 8, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản chỉ đạo liên quan tới nội dung "nội chiến vùng keo nguyên liệu" do Báo NNVN phản ánh. Thế nhưng, dù đã được cấp trên chỉ đạo quyết liệt, nhưng nhiều địa phương vẫn thờ ơ, hoặc xử lý lấy lệ. 

Tại các huyện Thạch Thành, Như Thanh nhiều điểm thu mua, chế biến gỗ keo tự phát sau khi bị xử phạt vi phạm về đất (không đúng quy hoạch, mục đích sử dụng đất) không những không khắc phục hoặc khắc phục không triệt để, vẫn hoạt động ầm ầm như chưa hề có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước.

Huyện Như Xuân mặc dù đã thành lập tổ công tác lưu động để xử lý các điểm keo vi phạm, thế nhưng tình trạng hoạt động lén lút vẫn xảy ra.

Cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo chế biến của ông Lại Văn Chung không đúng quy hoạch và mục đích sử dụng đất. 

Cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo chế biến của ông Lại Văn Chung không đúng quy hoạch và mục đích sử dụng đất. 

Tính đến thời điểm này, huyện Triệu Sơn là đơn vị duy nhất trong tỉnh chưa có báo cáo cụ thể về hoạt động thu mua chế biến gỗ keo sau khi cấp trên có văn bản chỉ đạo kiểm tra thông tin báo nêu trước đó khá lâu. Trong khi đó nhiều điểm thu mua, chế biến keo tự phát (không đúng quy hoạch, mục đích sử dụng đất) vẫn hoạt động ngang nhiên như chưa hề có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước.

Điển hình như, cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo của hộ gia đình ông Lại Văn Chung, thôn Thoi, xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn). Hộ gia đình này có 8.600m2 đất ở, tuy nhiên, ông Chung đã san gạt, tạo mặt bằng khu đất, để tiến hành hoạt động thu mua gỗ rừng khoảng 3.500m2. Khu vực sản xuất còn tập kết các thiết bị, máy móc công trình gồm: 1 bàn cân loại 80 tấn, 2 nhà để xe ô tô diện tích 30m2 và 40m2; 1 máy xúc lật; 1 máy múc loại 130CV…

Theo Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Triệu SơnTheo quy hoạch sử dụng đất huyện Triệu Sơn giai đoạn 2021-2030, quy hoạch chung xã Bình Sơn giai đoạn 2021-2030, vị trí đất của gia đình ông Chung đang sử dụng là đất ở. Các điều kiện về đất đai, môi trường tại cơ sở sản xuất này cũng chưa hoàn thiện, chưa đủ điều kiện sản xuất. Trước thực tế trên, cơ quan chức năng đã yêu cầu hộ gia đình này dừng hoạt động theo quy định. Thế nhưng theo quan sát của phóng viên, cơ sở này vẫn tiến hành các hoạt động thu mua, chế biến gỗ dăm bất chấp chỉ đạo.

Tương tự, tại khu phố 6, thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn) tồn tại cơ sở chế biến gỗ keo của ông Lê Đình Đức. Trên khu đất rộng trên dưới 1.000m2, chủ cơ sở này đã tận dụng làm nơi tập kết nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động thu mua, chế biến gỗ keo. Vị trí đất ông Đức sử dụng làm bãi tập kết, xưởng chế biến gỗ keo được quy hoạch là đất khoáng sản chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất (sử dụng đất sai mục đích).

Nói về nguyên nhân của việc chậm trễ kiểm tra, xử lý và báo cáo UBND tỉnh về các điểm thu mua, chế biến gỗ keo tự phát, ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết: “Do phòng Tài nguyên và Môi trường ít người, trong khi cán bộ nhiều việc nhiều nên chưa thể kiểm tra, xử lý trong ngày một ngày hai...".

Liên quan tới phản ánh của báo chí về việc hoạt động của các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo trái phép trên địa bàn huyện Thạch Thành, mới đây, Công an huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) vừa có văn bản gửi Chi cục thuế khu vực Vĩnh Lộc, Thạch Thành đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu thuế của 12 doanh nghiệp thu mua, chế biến gỗ keo trên địa bàn để phục vụ công tác xác minh tin báo tội phạm...

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.