| Hotline: 0983.970.780

Các nhà đầu tư chiến lược sẵn sàng đầu tư vào Móng Cái

Chủ Nhật 13/09/2020 , 15:58 (GMT+7)

Từ một huyện biên giới nghèo có nền kinh tế kém phát triển, đến nay Móng Cái đã trở thành địa phương có hệ thống hạ tầng kinh tế phát triển toàn diện.

Cơ hội nào cho các nhà đầu tư chiến lược?

TP Móng cái là địa phương duy nhất có lợi thế đặc thù ven biên ven biển, có địa chính trị chiến lược và là một trong những cầu nối trực tiếp trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á, nhất là trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.

Những năm gần đây, TP Móng Cái không ngừng phát triển, gia tăng giá trị chất lượng, đời sống nhân dân khu vực giáp biên được cải thiện đáng kể. Từ những quyết sách, đường lối đúng đắn của Đảng, nhà nước và các dân tộc TP Móng Cái trong tận dụng triệt để ưu thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tính bổ trợ lẫn nhau thông qua hai bên biên giới đã giúp địa phương này trở thành vùng lõi kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh.

TP Móng Cái (Quảng Ninh) đổi mới hôm nay. Ảnh: CTV.

TP Móng Cái (Quảng Ninh) đổi mới hôm nay. Ảnh: CTV.

Trong tiến trình hợp tác với Trung Quốc, nhiều lần lãnh đạo các cấp 2 quốc gia tổ chức các cuộc hội đàm, hội thảo nhằm đưa ra ý kiến, góp phần xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa 2 địa phương gồm TP Móng Cái và TP Đông Hưng (Quảng Tây – Trung Quốc).

Tiến trình này có ý nghĩa quan trọng, sớm nhận được sự quan tâm của Chính phủ xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Trong quy hoạch này nêu rõ định hướng hợp tác với Trung Quốc, xây dựng khu thương mại tự do, bước đệm để TP Móng Cái không ngừng phát triển, thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép lãnh đạo TP Móng Cái được trao đổi với lãnh đạo TP Đông Hưng để triển khai xây dựng thí điểm Khu hợp tác kinh tế biên giới theo hướng có quy chế chung trong một số lĩnh vực.

Trước đó, vào cuối cuối năm 2015, Khu kinh tế cửa khẩu tại TP Móng Cái là một trong 8 nhóm khu kinh tế ven biển được Chính phủ đồng ý lựa chọn, điều này cho thấy sức hút, khả năng tăng trưởng kinh tế vượt bậc khi tập trung đầu tư đúng hướng vào Móng Cái.  

Cũng kể từ đây, hàng loạt các dự án hạ tầng quan trọng được triển khai giữa hai quốc gia như dự án cầu Bắc Luân II Việt – Trung với tổng mức đầu tư hơn 330 tỉ đồng. Dự án Cầu phao tạm Km3+4 nối TP Móng Cái với TP Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) trên địa bàn phường Hải Yên do Công ty TNHH Thành Đạt làm chủ đầu tư đã góp phần thay đổi hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa XNK.

Nhiều dự án khác đã được đưa vào sử dụng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần gia tăng giá trị kinh tế, đã giúp các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng, lợi thế của TP Móng Cái để đưa đến đầu tư phải kể đến dự án mở rộng, nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái; lối mở, cặp chợ Pò Hèn (Việt Nam) – Thán Sản (Trung Quốc)…

Những dự án trên chỉ là con số nhỏ nói về sự hưng thịnh mạnh mẽ ở vùng miền biên, chúng là minh chứng rõ nhất, thể hiện quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng của địa phương này. Nhận thấy khai thác lợi thế về kinh tế biên mậu, dịch vụ cửa khẩu, thời gian tới TP Móng Cái sẽ tiếp tục “thay da đổi thịt” nhờ quá trình nghiên cứu xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới tại khu vực đầu cầu Bắc Luân II, kết nối Khu KTCK Móng Cái (Việt Nam) với Khu thí điểm khai phát trọng điểm quốc gia Đông Hưng (Trung Quốc).

Kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn

Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế. Giá trị hàng hóa XNK qua cửa khẩu tăng theo từng năm, từng giai đoạn. Nhiều cuộc hội đàm cấp cao giữa hai quốc gia đạt được nhiều thành tựu đáng kể, các chuyên gia đều nhận định đây là thời cơ cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận, tìm kiếm hợp tác, khai thác thị trường thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, thương mại, du lịch.

Cầu phao tạm Km3+4 Thành Đạt góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Ảnh: CTV.

Cầu phao tạm Km3+4 Thành Đạt góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Ảnh: CTV.

Có thể nói, Móng Cái đang vươn mình trỗi dậy, sẵn sàng chu đáo để đón các nhà đầu tư. Việc khai thông vướng mắc, cải thiện môi trường, tập trung chỉ đạo quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên ba đột phá chiến lược, đó là những tư duy mới chính là hành động cụ thể mà TP Móng cái đang hướng tới để kêu gọi và giữ chân nhà đầu tư.

Chỉ trong thời gian ngắn, đặc biệt là giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân tại TP Móng Cái là 16,4%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh và cả nước. Chỉ tiêu thu ngân sách trong giai đoạn này cũng cực kỳ ấn tượng, đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người năm đạt trên 3000 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng khu vực dịch vụ chiếm 50,6% tỷ trọng kinh tế. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái trong đạt trên 23 tỷ USD.

Bằng việc tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược Móng Cái tiếp tục phát triển đúng hướng, đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, tạo tiền đề cho sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới.

Số liệu mới nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 mà UBND TP Móng Cái cung cấp, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng xấu của đại dịch Covid-19 đến ngành kinh tế, song TP Móng Cái vẫn có Tổng thu NSNN đạt 1.100,583 tỷ đồng, Trong đó: Thu nội địa đạt 222,006 tỷ đồng; Thu từ ngành Hải quan đạt 566,901 tỷ đồng. Tổng chi NSNN 363,977 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 80,864 tỷ đồng; chi thường xuyên 213,402 tỷ đồng.

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá đạt 1.400 triệu USD (Xuất khẩu: trên 495 triệu USD); Thuế XNK đạt 566,9 tỷ đồng. Các mặt hàng XNK chủ yếu qua địa bàn bao gồm hàng sản xuất, gia công, linh kiện điện tử, thiết bị khai thác mỏ, hàng nông sản (tinh bột sắn, hạt tiêu, hạt điều, chè khô...), trái cây, hải sản tươi sống, khô và ướp lạnh (tôm hùm, cua biển, cá, ốc, mực...).

Định hướng trong giai đoạn tới, Móng Cái được xác định là thành phố Trung tâm dịch vụ thương mại, là cửa ngõ hội nhập kinh tế, thương mại, du lịch và văn hóa của Việt Nam và Cộng đồng ASEAN với Trung Quốc, gắn với hình thành các mô hình phát triển kinh tế, thương mại năng động, phù hợp với điều kiện và xu thế hội nhập quốc tế.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Tăng quyền tự quyết cho doanh nghiệp có vốn nhà nước

Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp với nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền tự chủ cho đơn vị.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.