Những chiếc thuyền đánh cá cuối cùng dưới chân cầu Long Biên
Chủ Nhật 05/01/2025 , 16:20 (GMT+7)Dưới chân cầu lịch sử hơn trăm năm tuổi Long Biên từng có một xóm chài sầm uất nhưng giờ do nhánh sông đổi dòng, cá tôm cạn kiệt, chỉ còn lại 5 thuyền.

Cầu Long Biên còn có tên là cầu Paul Doumer được xây dựng dưới thời Pháp thuộc từ năm 1898 tới năm 1902 bởi Công ty Daydé & Pillé và được đưa vào sử dụng năm 1903.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Trong thời kì Mỹ ném bom miền Bắc, cầu đã nhiều lần bị đánh sập hoặc hư hại nên đa số các đoạn cầu hiện nay là do Việt Nam xây dựng lại trong thập niên 70.

Trước đây có khoảng hơn 20 thuyền đánh cá dưới chân cầu Long Biên, hình thành một xóm chài sầm uất nhưng từ hồi nhánh sông chảy xuyên qua cánh bãi Phúc Tân tắc, nước bị ô nhiễm và trở thành nhánh sông chết, đến mùa chuyển màu đen, thối như sông Tô Lịch nên cá tôm ít đi, giờ chỉ còn 5 chiếc thuyền đánh cá.

Anh Nguyễn Văn Tuấn và anh Nguyễn Văn Cường là những người đánh cá cuối cùng còn trụ lại dưới chân cầu Long Biên. Dụng cụ đánh cá của họ khá đơn giản gồm lưới, vó và bát quái.

Mỗi ngày mỗi người thu được 4 - 5kg cá, đem bán ở chợ Vân Đồn và chợ Vạn Kiếp, trung bình kiếm 200.000 - 300.000đ. Nhà của họ ở trên bờ tại phường Phúc Tân gần đó nên cứ đánh cá xong rồi lại về nghỉ ngơi.
tin liên quan

Ngư dân trúng mùa ruốc biển đầu năm
Quảng Ngãi Ruốc biển xuất hiện dày đặc, sau vài giờ ra khơi, các tàu ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về với hàng tạ ruốc cho thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa
Ông Đào Duy Lộc, thôn Nội Sơn, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chủ sở hữu vườn cây cảnh đẹp như cổ tích, trị giá cả chục tỷ đồng.

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo
Tối 14/2 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ đón 2 làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc là thành viên mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng
Bình Dương Giữa dòng người náo nức, những quầy bánh cốm ngò được bày bán, mang đến hương vị truyền thống khó quên, đậm chất văn hóa và tinh thần lễ hội Rằm tháng Giêng.

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường
Hải Dương Là địa phương đi đầu trong đẩy mạnh cơ giới hóa của huyện Bình Giang (Hải Dương), đến nay gần như toàn bộ diện tích gieo cấy lúa tại xã Long Xuyên được thực hiện bằng máy.

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa
An Giang Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.