| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh bộ đội tỉnh Kiên Giang giúp nông dân ứng phó khi lũ về

Thứ Tư 05/09/2018 , 06:01 (GMT+7)

Khi Sở NN&PTNT tỉnh An Giang mở cửa cống, xả lũ đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên), 3 huyện của tỉnh Kiên Giang là Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước lũ lên nhanh.

Trong đó, huyện Hòn Đất được dự báo là địa phương đỉnh lũ của tỉnh Kiên Giang và chịu ảnh hưởng nặng nhất. Hiện, mực nước tại nhiều xã của huyện Hòn Đất như: Mỹ Phước, Bình Sơn, Mỹ Hiệp Sơn lên khá nhanh, khoảng từ 0,5 - 0,7m, cao nhất trong tỉnh (cao gần 2 lần so cùng kỳ năm 2017).

Theo Phòng NN-PTNT thôn huyện Hòn Đất, tính đến ngày 3/9, toàn huyện Hòn Đất còn 57.675ha lúa đang vào thời điểm thu hoạch, nông dân phải khẩn trương thu hoạch chạy lũ. Những ngày qua, các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn huyện Hòn Đất như: Trung đoàn Bộ binh 893, Tiểu đoàn Bộ binh 207, Sư đoàn Bộ binh 4 (Quân khu 9), Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng)… phối hợp chính quyền địa phương, các ngành có liên quan giúp dân phòng chống tác hại của lũ. Các đơn vị này đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ giúp nhân dân thu hoạch hàng chục hecta lúa chạy lũ, gia cố khoảng 2.000m đê bao, bờ ruộng… nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ.

Tính đến ngày 3/9, toàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang còn 57.675ha lúa đang vào thời điểm thu hoạch, nông dân phải khẩn trương thu hoạch chạy lũ. (Trong ảnh: Cánh đồng lúa xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất. Hiện mực nước nơi đây lên cao khoảng từ 0,5 - 0,7m so với thời điểm trước khi lũ về)
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 893 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) hành quân bằng xuồng máy đến ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất giúp dân ứng phó với lũ. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Bộ đội biên phòng Kiên Giang giúp nông dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất thu hoạch lúa. (Ảnh chụp ngày 3/9)
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) giúp nhân dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất thu gom lúa vừa cắt xong. (Ảnh chụp ngày 3/9)
Tiểu đoàn Bộ binh 4 (Sư đoàn Bộ binh 4) đóng quân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giúp dân gia cố đê bao tại ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 893 giúp nông dân ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất gia cố đê bao chống lũ. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Các chiến sĩ vác bao đất gia cố đê bao chống lũ
Chiến sĩ Danh Minh, Tiểu đoàn Bộ binh 4 lau mồ hôi, khi cùng đơn vị giúp dân xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất gia cố đê bao giữa trưa nắng
Nụ cười tươi của chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 4 khi hoàn thành công việc gia cố đê
Nụ cười tươi của một chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 4 trong lúc cùng đơn vị gia cố đê
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng) dùng cơm trên bờ đê xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, sau buổi thu gom lúa giúp nhân dân nơi đây. (Ảnh chụp ngày 3/9)

 

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm