| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh bộ đội tỉnh Kiên Giang giúp nông dân ứng phó khi lũ về

Thứ Tư 05/09/2018 , 06:01 (GMT+7)

Khi Sở NN&PTNT tỉnh An Giang mở cửa cống, xả lũ đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên), 3 huyện của tỉnh Kiên Giang là Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước lũ lên nhanh.

Trong đó, huyện Hòn Đất được dự báo là địa phương đỉnh lũ của tỉnh Kiên Giang và chịu ảnh hưởng nặng nhất. Hiện, mực nước tại nhiều xã của huyện Hòn Đất như: Mỹ Phước, Bình Sơn, Mỹ Hiệp Sơn lên khá nhanh, khoảng từ 0,5 - 0,7m, cao nhất trong tỉnh (cao gần 2 lần so cùng kỳ năm 2017).

Theo Phòng NN-PTNT thôn huyện Hòn Đất, tính đến ngày 3/9, toàn huyện Hòn Đất còn 57.675ha lúa đang vào thời điểm thu hoạch, nông dân phải khẩn trương thu hoạch chạy lũ. Những ngày qua, các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn huyện Hòn Đất như: Trung đoàn Bộ binh 893, Tiểu đoàn Bộ binh 207, Sư đoàn Bộ binh 4 (Quân khu 9), Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng)… phối hợp chính quyền địa phương, các ngành có liên quan giúp dân phòng chống tác hại của lũ. Các đơn vị này đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ giúp nhân dân thu hoạch hàng chục hecta lúa chạy lũ, gia cố khoảng 2.000m đê bao, bờ ruộng… nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ.

Tính đến ngày 3/9, toàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang còn 57.675ha lúa đang vào thời điểm thu hoạch, nông dân phải khẩn trương thu hoạch chạy lũ. (Trong ảnh: Cánh đồng lúa xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất. Hiện mực nước nơi đây lên cao khoảng từ 0,5 - 0,7m so với thời điểm trước khi lũ về)
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 893 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) hành quân bằng xuồng máy đến ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất giúp dân ứng phó với lũ. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Bộ đội biên phòng Kiên Giang giúp nông dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất thu hoạch lúa. (Ảnh chụp ngày 3/9)
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) giúp nhân dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất thu gom lúa vừa cắt xong. (Ảnh chụp ngày 3/9)
Tiểu đoàn Bộ binh 4 (Sư đoàn Bộ binh 4) đóng quân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giúp dân gia cố đê bao tại ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 893 giúp nông dân ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất gia cố đê bao chống lũ. (Ảnh chụp ngày 2/9)
Các chiến sĩ vác bao đất gia cố đê bao chống lũ
Chiến sĩ Danh Minh, Tiểu đoàn Bộ binh 4 lau mồ hôi, khi cùng đơn vị giúp dân xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất gia cố đê bao giữa trưa nắng
Nụ cười tươi của chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 4 khi hoàn thành công việc gia cố đê
Nụ cười tươi của một chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 4 trong lúc cùng đơn vị gia cố đê
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng) dùng cơm trên bờ đê xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, sau buổi thu gom lúa giúp nhân dân nơi đây. (Ảnh chụp ngày 3/9)

 

Xem thêm
Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Xuất khẩu phân bón thu gần 645 triệu USD. 70% diện tích chè sẽ được chứng nhận đến năm 2030. Heo hơi kết thúc chuỗi ngày tăng giá.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa

Bài trình bày của TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Viện Cây ăn quả Miền Nam sẽ giúp bà con hiểu và quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa.