| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh mô hình người Chăm nuôi chim le le 'đại bổ' lẹ làm giàu

Thứ Sáu 26/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Thịt le le là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, có giá 500.000 - 600.000 đồng/con, nhưng rất hiếm, không đủ số lượng cung cấp cho thị trường.

Anh Sa Lê (dân tộc Chăm) ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là người đầu tiên trong tỉnh nuôi le le bán hoang dã rất thành công
Anh đang sở hữu đàn le le lên đến 500 con, tổng giá trị lên đến 250 triệu đồng
Hiện nay, đàn le le của anh có trọng lượng từ 250 - 300 gram/con, dự kiến bán giá 500.000 - 600.000 đồng/con
Anh Sa Lê cho biết: ý tưởng ban đầu nuôi loài chim này do anh xem trên tivi thấy nuôi hiệu quả nên anh đã mua con giống về nuôi thử nhưng bước đầu đã đem lại thành công
Ban đầu con giống của anh đa phần mua từ người dân săn bắt ngoài thiên nhiên như ở Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, và cả tận bên Campuchia…
Qua nhiều năm nuôi và có kinh nhiệm giờ đây anh đã cho le le tự sinh sản để rầy đàn
Le le thường đẻ vào đầu mùa mưa, nhưng nhiều nhất tháng 7 đến tháng 8, mỗi con đẻ từ 8 - 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn
Khu chuồng nuôi le le của anh Sa Lê cũng khá đơn giản, với diện tích hơn 1.000m2 đất sau nhà, anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất để trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo,…
Thức ăn chính của le le là lúa ngoài ra một số loại bèo và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, khoảng 8 tháng là có thể xuất bán
Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh
Trước khi thả nuôi, còn cắt tỉa bớt lông cánh để le le không thể bay qua khỏi lưới rào
Hiện tại, anh Sa Lê đang tìm hiểu đến máy ấp trứng công nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, sau khi xuất chuồng đàn le le này, anh sẽ đầu tư máy ấp trứng để phục cụ cho việc tái nuôi hoặc cung cấp con giống cho khách hàng
Theo kinh nghiệm, le le con bắt từ thiên nhiên dễ nuôi và mau lớn. Khi sống trong môi trường bán hoang dã, chúng rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao giờ bị bệnh
Mô hình nuôi le le của anh đa phần các nhà hàng lớn ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đến tận nhà đặt tiền cọc trước, đợi ngày bắt bán
Mô hình nuôi loài chim trời cũng giống như nuôi vịt, con to nhất nặng khoảng 300gram
Thịt le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần.
Đây lại là một nghề mới mà người nông dân có thu nhập đáng kể.
Vì trước đây chỉ là chim hoang dã hoặc nuôi chim cảnh, thì nay người dân vùng ĐBSCL đã nghĩ đến cách đưa loài chim này về gia đình, nuôi thuần để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu
Nhiều nhà hàng đã coi món le le như một món ăn đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực
Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức

Xem thêm
Rút ngắn 80km từ Cà Mau về TP Hồ Chí Minh

Rút ngắn 80km từ Cà Mau về TP Hồ Chí Minh. Ngành chăn nuôi nhập khẩu hơn 3,7 tỷ USD năm 2024. Hỗ trợ các tiểu thương tại 10 tỉnh, thành chuyển đổi số trong năm 2025. Hà Tĩnh thu 5.900 tấn tôm thương phẩm trong năm 2024

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Phim 'Nông nghiệp Việt Nam: Điểm tựa và niềm tin'

Phim 'Điểm tựa và niềm tin' do Báo Nông nghiệp Việt Nam sản xuất trình chiếu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra chiều 27/12.

Lão nông cho gà ăn chè xanh, trên đệm lót sinh học để tăng miễn dịch

Thái Nguyên Gà sạch bệnh giúp ông Phương không phải sử dụng kháng sinh, giảm chi phí phòng bệnh cho gà từ 8.000 đồng/con xuống 4.000 đồng/con.