| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nạn phá rừng Amazon

Thứ Hai 26/08/2019 , 10:09 (GMT+7)

Các tay máy của nhiều hãng tin lớn đã chụp được những tấm hình tư liệu quý giá, phần nào lý giải vì sao lá phổi hành tinh đang bị hủy diệt.

Bất chấp sự vào cuộc của 44 ngàn binh sĩ quân đội Brazil và siêu máy bay Boeing 747-400 chuyên dụng, khói lửa vẫn bốc cao ở rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.

Một đống gỗ lớn vẫn đang cháy ngún bên cánh rừng trơ trụi ở Porto Velho hôm 25/8.
 Lính cứu hỏa tiếp cận một đám cháy ở khu vực lân cận Porto Velho hôm 25/8.
Bản đồ nhiệt vệ tinh mô tả lá phổi của thế giới đang phát hỏa.
Chính phủ quốc gia láng giềng Bolivia cũng thuê máy bay chữa cháy Boeing đến điểm nóng Santa Cruz de la Sierra từ hôm 23/8 để dập lửa. Chiếc Boeing thuê của quân đội Mỹ có sức chứa 150.000 lít nước.
Lò khai thác than thủ công lấy nguyên liệu từ gỗ rừng Amazon thuộc bang Rondonia chụp hôm 24/8.
Cảnh phá rừng vẫn diễn ra ở vùng Jaci Parana, bang Rondonia hôm 24/8.
Xưởng cưa và khu vực tập kết gỗ ở Jaci Parana được chụp từ máy bay cuối tuần vừa rồi.
Một người đàn ông bất lực bên cánh rừng bốc cháy ở Nova Santa Helena, bang Mato Grosso.

(AFP, Reuters, CND)

Xem thêm
Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao

Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao. Hậu Giang đẩy nhanh 2 dự án xử lý sạt lở bờ sông. Hoa hoàng hậu đua nở trên tuyến đường Sa Đéc. Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam.

Tọa đàm triển khai Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt

Nhà báo Trịnh Bá Ninh trao đổi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt cùng TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; TS Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt và ông Vương Đắc Hùng - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Công trình thủy lợi 3.300 tỷ đồng ứng phó hiệu quả xâm nhập mặn

KIÊN GIANG Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé với kinh phí 3.300 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả điều tiết mặn, ngọt trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.