| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh những dự án khủng lấn biển tàn phá Vịnh Nha Trang

Thứ Tư 11/04/2018 , 11:05 (GMT+7)

Không thông qua đấu giá đất, không lấy đủ ý kiến tham mưu của các sở ban ngành liên quan trước khi cấp phép dự án…, UBND tỉnh Khánh Hòa đã “tạo điều kiện” cho hàng loạt doanh nghiệp thực hiện các dự án trên địa bàn.

Theo tài liệu của NNVN, trước khi được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh với tư cách Phó Chủ tịch UBND tỉnh này đã ký cấp phép hàng loạt dự án.

Nghiêm trọng hơn, rất nhiều dự án trong số này nằm trong phạm vi thuộc vịnh Nha Trang, danh thắng quốc gia. Có dự án nằm sát Hòn Chồng, Hòn Đỏ, khu vực danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1998. Điều đáng nói hơn nữa, những dự án này đã vi phạm trong suốt quá trình khá dài nhưng những động thái xử lí của UBND tỉnh Khánh Hòa dường như chưa đủ mạnh để ngăn chặn.

Trước những bức xúc của dư luận, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa kiểm tra làm rõ và có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/5/2018.

 Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm (nếu có) với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2018.

10-47-00_nhtrng1
Dự án Trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa được thực hiện trên tổng diện tích 14,175 ha bao gồm 2,75 diện tích đảo Hòn Rùa, nằm trong quần thể danh thắng cấp quốc gia ở phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang)
10-47-00_nhtrng2
Sau khi có được giấy phép của UBND tỉnh Khánh Hòa, chủ đầu tư chỉ chăm chăm vào việc xẻ núi, xây dựng công trình trên đảo Hòn Rùa. Huy động đất, đá từ mọi nơi chở về để lấp, lấn biển xung quanh đảo
Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hòn Rùa đã đổ đất đá lấn biển Vịnh Nha Trang với diện tích 12.870,7m2 đất ngoài ranh giới dự án được giao. Có hành vi tổ chức thi công xây dựng hạng mục công trình đường giao thông nội bộ ngoài ranh giới đất dự án được giao với diện tích 1.068m2… Chưa hết, Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hòn Rùa thậm chí còn không lập và gửi kế hoạch quản lý môi trường dự án để niêm yết công khai. Vi phạm vào Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… Thực tế kiểm tra cũng cho thấy, sau khi được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép, liên tiếp các dự án bị phát hiện sai phạm, đặc biệt là các sai phạm trong lĩnh vực đất đai.
Dự án Champarama Resort & Spa (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) của Công ty CP Khu du lịch Champarama lấn biển trái phép 1,7 ha
Không chỉ có đổ đất đá xuống biển tạo mặt bằng, những rạn san hô nguyên thủy nằm dọc bãi biển Bãi Tiên đã được chủ đầu tư cho đào múc và tập lết thành từng đống lớn, chờ tái sử dụng…Việc mất đi những dải san hô là vô cùng nguy hại cho môi trường biển nơi đây
Đây là dự án mới thay cho dự án Rusalka tai tiếng, bỏ hoang trong nhiều năm, cũng từng lấn biển. Trong quá trình “khôi phục”, dự án Champarama Resort & Spa đang “bức tử” khu vực Bãi Tiên
Dự án Công viên Văn hóa, giải trí, thể thao Nha Trang Sao (phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang) do Công ty Cổ phần Nha Trang Sao làm chủ đầu tư lấn vịnh Nha Trang trái phép 2,3 ha 
Khi san lấp để làm dự án, Công ty Cổ phần Nha Trang Sao đã bị xử phạt vi phạt vi phạm hành chính vì đổ đất đá lấn chiếm gần 23.000m2 thuộc cả hai danh thắng quốc gia Hòn Chồng - Hòn Đỏ và vịnh Nha Trang nằm ngoài ranh giới dự án
Đây là dự án bết bát, ôm đất nhiều năm và liên tục xâm phạm Hòn Chồng – Hòn Đỏ nhưng UBND tỉnh Khánh Hòa từng gia hạn cho chủ đầu tư
Chủ đầu tư dự án từng bị Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa phát hiện "cóp nhặt" báo cáo đánh giá tác động môi trường từ một dự án sân golf nào đó, không liên quan đến dự án Nha Trang Sao

 

Xem thêm
Quy hoạch rừng không chỉ là phân bổ diện tích quản lý

Quy hoạch rừng không chỉ là phân bổ diện tích quản lý. Vietstock 2024 thu hút 400 đơn vị trưng bày đến từ 50 quốc gia. BAF Việt Nam dự kiến huy động hơn 1.000 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu. Cây chanh không hạt nâng thu nhập cho nông dân.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Kiểm soát chặt hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã

Quảng Bình Nghề nuôi nhốt động vật hoang dã ở huyện Bố Trạch đang phát triển mạnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm soát chặt hoạt động này.

Vinaseed Quảng Nam – công ty chế biến hạt giống lớn nhất miền Trung

Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam - Vinaseed Quảng Nam vừa khánh thành nhà máy chế biến và bảo quản giống cây trồng 30.000 tấn/năm, nâng tổng công suất chế biến, bảo quản của Vinaseed Quảng Nam lên 40.000 tấn/năm. Vinaseed Quảng Nam trở thành doanh nghiệp có năng lực sản xuất, chế biến giống cây trồng lớn nhất miền Trung.

Bình luận mới nhất