| Hotline: 0983.970.780

Cần số hóa, tự động hóa hơn nữa trong điều hành phòng chống thiên tai

Thứ Năm 30/12/2021 , 19:02 (GMT+7)

Năm 2021, tuy thiên tai không gây ra thiệt hại nặng nề như năm 2020 nhưng có thể đó là báo hiệu cho 1 năm thiên tai khắc nghiệt hơn trong năm 2022.

Hội nghị trực tuyến 'Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022' của Tổng cục và Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị trực tuyến “Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022” của Tổng cục và Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 30/12, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022” của Tổng cục và Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, cho biết, năm 2021, thiên tai trên thế giới tiếp tục diễn biến bất thường, khốc liệt, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tại Việt Nam, cả nước đã xảy ra 841 trận thiên tai với 18/22 loại hình; trong đó có 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2021 vẫn là một năm giảm kỷ lục về thiệt hại do thiên tai gây ra so với năm 2020 (357 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 39.945 tỷ đồng).

“Năm 2021 đánh dấu nhiều mốc quan trọng đối với công tác phòng chống thiên tai. Xã hội chúng ta có quy mô ngày càng lớn hơn, nhu cầu bảo vệ an toàn trước thiên tai ngày càng cao. Chúng ta đã cùng nhau nỗ lực một năm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao góp phần quan trọng giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai”, ông Trần Quang Hoài chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, với 2 nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai và Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2021.

“Năm 2021, thiên tai và bão gió ít đi nhưng thách thức nhiều hơn, tính chất vẫn phức tạp, hậu quả do thiên tai gây ra vẫn còn. Thế nhưng với tâm thế chủ động nên chúng ta đã giảm thiểu đáng kể thiệt hại do thiên tai gây ra. Đặc biệt giảm thiểu chi phí cho xã hội để khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. Đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta triển khai trong những năm tiếp theo”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá.

Theo Thứ trưởng, năm 2022 được dự báo sẽ có tình huống thiên tai khó lường hơn. Chính vì thế Tổng cục Phòng, chống thiên tai cần tập trung vào 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó, khắc phục. Từng giai đoạn cần chuyên nghiệp hóa hơn để trở thành quy trình của công tác phòng chống thiên tai.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn phòng chống thiên tai, Tổng cục cần chủ động công tác tham mưu để cả hệ thống chính trị bắt buộc phải vào cuộc. Đồng thời cần tập trung nhiều hơn việc áp dụng khoa học công nghệ, số hóa, tự động hóa trong điều hành phòng chống thiên tai.

Dự và chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, “những người làm công tác phòng chống thiên tai cần có lòng trắc ẩn vì mỗi cơn lũ dữ đến lại làm thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân”.

Bộ trưởng cho rằng, từ những “điểm đen”, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, các nhà khoa học, bằng khoa học công nghệ, cần phải xâu chuỗi những thông tin, số liệu qua từng năm để đưa ra những cảnh báo, dự báo biện pháp để chủ động hơn trong công tác phòng chống thiên tai.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan dự báo, ứng phó… cùng với sự hỗ trợ từ nguồn lực của các đối tác quốc tế, qua đó cải thiện công tác phòng chống thiên tai.

“Năm 2021, Việt Nam phải đương đầu với 9 cơn bão. Tuy không gây ra thiệt hại nặng nề như năm 2020 nhưng có thể đó là báo hiệu cho 1 năm thiên tai khắc nghiệt hơn trong năm 2022. Thế nên chúng ta cần chủ động, cần nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó thiên tai của cộng đồng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên - Môi trường) Hoàng Đức Cường, năm 2022, tình hình thời tiết Việt Nam sẽ có xu hướng chuyển từ lạnh sang nóng, chuyển từ nhiều bão sang ít bão, tuy nhiên bão sẽ mạnh và cực đoan hơn. Mùa đông sẽ lạnh hơn, mưa lũ đến sớm và kết thúc sớm hơn.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất