| Hotline: 0983.970.780

Muôn vàn khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai

Thứ Tư 29/12/2021 , 14:17 (GMT+7)

Chiến lược quốc gia Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất.

Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế và đời sống của hàng triệu hộ dân Việt Nam.

Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế và đời sống của hàng triệu hộ dân Việt Nam.

Công tác dự báo thiên tai còn nhiều hạn chế

Hàng năm, các loại hình thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán đã gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế và đời sống của hàng triệu hộ dân. Trung bình mỗi năm thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), thời gian qua, khâu dự báo và cảnh báo thiên tai đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai. Độ tin cậy của các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai ngày càng được nâng cao hơn, đặc biệt là cảnh báo, dự báo trong bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt… Đó là những loại hình thiên tai rất nguy hiểm, tác động và gây thiệt hại trên diện rộng.

Tuy nhiên, ông Tiến nhận định, hệ thống cảnh báo thiên tai chuyên dùng được lắp đặt để theo dõi, giám sát tại vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai còn phụ thuộc vào từng tình huống thiên tai cụ thể với từng đối tượng bị tác động. Thế nên công tác cảnh báo, dự báo còn gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ như mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia còn thưa, chưa đảm bảo được mật độ tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai nguy hiểm như bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn… dẫn đến thiếu thông tin dự báo, cảnh báo.

Hay như công tác dự báo, cảnh báo mới chỉ dừng ở cấp huyện, cấp tỉnh. Việc cảnh báo mưa lớn cục bộ và nguy cơ sạt lở lũ quét còn chưa chi tiết do công nghệ dự báo còn hạn chế. Nhiều nơi vẫn chưa hình thành được hệ thống dự báo, cảnh báo chuyên dùng cho phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống giám sát loại hình thiên tai lớn như bão, lũ, sạt lở, lũ quét…

Việc cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất còn hạn chế trong phạm vi rộng, chưa cụ thể tới từng thôn, xóm để người dân có thể chủ động phòng tránh.

Cơ sở dữ liệu cảnh báo còn hạn chế, nhiều công trình quan trắc đã xuống cấp, công nghệ quan trắc còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là sự kết nối chung.

Nhiều nỗ lực giảm thiểu rủi ro, tác động của thiên tai

Trước sự cấp thiết của công tác phòng chống thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021.

Chiến lược quốc gia Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Ảnh: TTXVN.

Chiến lược quốc gia Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Ảnh: TTXVN.

Mục tiêu chung của Chiến lược là chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050, ông Nguyễn Văn Tiến cho biết, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung triển khai 4 công tác.

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các nội dung Chiến lược về phương tiện truyền thông, giới thiệu tại Hội nghị phòng chống thiên tai.

Thứ hai, tham mưu cho Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống thiên tai có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch Chiến lược. Đồng thời tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ NN-PTNT và khung giám sát thực hiện Chiến lược.

Thứ ba, xây dựng và triển khai các Nghị định, Thông tư và cơ chế chính sách, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, triển khai các hoạt động củng cố, nâng cấp việc duy tu, bảo dưỡng các công trình phòng chống thiên tai để đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chiến lược năm 2021 của các bộ ngành, địa phương.

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Việt Nam vào cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm sẽ gia tăng từ 1,7 - 2,4 độ C ở phía Bắc và 1,9 - 2,4 độ C ở phía Nam.

Tổng lượng mưa sẽ tăng từ 5 - 15% trên cả nước. Số lượng bão mạnh đến rất mạnh, mưa trong kì gió mùa và số ngày nắng nóng trên 35 độ C có xu thế tăng trên phần lớn cả nước.

Hạn hán có thể xảy ra khốc liệt hơn ở một số vùng, lượng mưa có khả năng giảm trong mùa khô.

Mực nước biển dâng từ 75 - 100 cm so với năm 1980 và 1999. Nếu mực nước dâng cao 100 cm, 39% diện tích ĐBSCL, hơn 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng và hơn 2,5% diện tích các tỉnh vùng ven biển sẽ bị ngập.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất