| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng của 3 giai đoạn phòng, chống thiên tai

Thứ Tư 29/12/2021 , 14:23 (GMT+7)

Công tác phòng chống thiên tai gồm 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. 3 giai đoạn này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Công tác phòng chống thiên tai gồm 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.

Công tác phòng chống thiên tai gồm 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.

3 giai đoạn phòng, chống thiên tai

Theo ông Vũ Văn Tú, nguyên Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, nguyên quyền Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão, Luật Phòng chống thiên tai đã khẳng định công tác phòng chống thiên tai gồm 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.

Ông Vũ Văn Tú cũng cho rằng, trong công tác phòng chống thiên tai, trên thực tế, cả 3 giai đoạn này có sự gắn bó chặt chẽ và đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ nhằm giảm đến mức tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. Từ những năm 1990 của thế kỉ trước, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại tính mạng, tài sản của người dân, của Nhà nước.

Đặt biệt từ khi Luật Phòng chống thiên tai có hiệu lực, công tác phòng chống thiên tai thực sự đã có chuyển biến nhanh, mạnh và hiệu quả, tích cực hơn. Số người chết do thiên tai càng ngày càng giảm. Những năm 1990, trung bình mỗi năm có 500 - 600 người chết do thiên tai. Tuy nhiên những năm gần đây con số đó chỉ từ 200 - 300 người.

“Trong 3 giai đoạn phòng chống thiên tai, công tác ứng phó đã được thực hiện quyết liệt nhất. Chúng ta đã ‘căng mình’ ra để ứng phó với thiên tai, kết quả đạt được không phải là nhỏ. Tuy nhiên thiên tai cứ thế liên tục diễn ra, chúng ta lại phải tiếp tục ‘căng mình’ ứng phó”, ông Vũ Văn Tú nêu vấn đề.

Nguyên Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cũng nhận định, giai đoạn phòng ngừa cần có nghiên cứu chuyên sâu, được lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện một cách bài bản.

“Giai đoạn phòng ngừa đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn. Những năm qua, trong điều kiện thực tế của đất nước, chúng ta đã từng bước tập trung đầu tư, củng cố cho giai đoạn này. Cần phải nhấn mạnh lại, một đồng đầu tư cho phòng ngừa bằng 5 đồng cho ứng phó và khắc phục hậu quả”, ông Tú nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực cộng đồng với phương châm “4 tại chỗ”

Phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đây là phương châm các thế hệ đi trước đã đúc rút trong quá trình giữ đê, phòng chống lụt bão. Đến nay phương châm này đã được mở rộng và áp dụng có hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai nói chung.

“Trước đây, trên các tuyến đê, cứ 1.000 mét chúng ta phải xây dựng những điếm canh đê. Đồng thời, trên tuyến đê đó, chúng ta xây dựng kho dự trữ vật tư để chống lụt bão bao gồm cát, đá hộc, sỏi, quang gánh đất, cuốc xẻng… để hỗ trợ, thực hiện công tác hộ đê trong mùa lũ. Mùa mưa bão đến, nước ngập, đường đất nên không thể vận chuyển, hậu cần, tiếp ứng kịp thời trong khi tất cả phải sẵn sàng tại chỗ. Vì vậy phương châm ‘4 tại chỗ’ rất phù hợp với công tác hộ đê, phòng chống lụt bão”, ông Vũ Văn Tú phân tích.

Phương châm '4 tại chỗ' trong phòng chống thiên tai là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Bên cạnh đó, để phương châm “4 tại chỗ” được triển khai đồng bộ, cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách tuyên truyền, giáo dục, tập huấn để người dân có ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình, bảo vệ những người xung quanh và cộng đồng.

Đồng thời, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho mỗi cộng đồng xây dựng những lực lượng xung kích. Lực lượng này sẽ là những người trực tiếp tham gia công tác cứu hộ cứu nạn khi thiên tai xảy ra.

Ông Vũ Văn Tú nhận định, với điều kiện hiện tại, so với công tác cứu hộ cứu nạn của các nước trong khu vực, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt công việc này. Việt Nam đã huy động lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho công tác cứu hộ cứu nạn. Mặc dù chưa phải là lực lượng chuyên nghiệp được trang bị những trang thiết bị đặc chủng, tuy nhiên so với những năm 1990 và đầu những năm 2000, hiện tại công tác cứu hộ cứu nạn đã mang lại hiệu quả tích cực, qua đó giảm thiểu thiệu hại, tác động của thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.

“Trong thời gian tới, chúng ta phải hướng đến việc xây dựng lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, được đào tạo kĩ năng một cách cơ bản, được trang bị những trang thiết bị đặc chủng với từng loại hình thiên tai cụ thể, qua đó nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn”, nguyên Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đưa ý kiến.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...