| Hotline: 0983.970.780

Cần sớm tìm ra giải pháp gỡ 'thẻ vàng' thủy sản của EC

Thứ Năm 27/10/2022 , 14:01 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội cho rằng gỡ 'thẻ vàng' của EC đối với ngành thủy sản là một trong những vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý hiệu quả.

Đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) cho biết gỡ bỏ thẻ vàng Ủy ban châu Âu đối với ngành thủy sản là vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp hiệu quả. Ảnh minh họa.

Đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) cho biết gỡ bỏ thẻ vàng Ủy ban châu Âu đối với ngành thủy sản là vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp hiệu quả. Ảnh minh họa.

Phát biểu trong phiên thảo luận sáng 27/10, Đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) cho biết gỡ bỏ thẻ vàng Ủy ban châu Âu đối với ngành thủy sản Việt Nam là một trong những vấn đề đối ngoại mà chúng ta cần nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý hiệu quả.

Bởi vì nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như những thiệt hại về kinh tế trong lĩnh vực thủy sản, tác động trực tiếp đến đời sống sinh kế của một bộ phận ngư dân Việt Nam.

Đại biểu cho biết tình trạng ngư dân Việt Nam do biển đánh bắt cá bất hợp pháp không được báo cáo và không được kiểm soát đã diễn ra nhiều năm. Tháng 5/2017, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo và yêu cầu ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng này. Đến tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu đã chính thức áp dụng thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam với lý do là những nỗ lực của Việt Nam là chưa đủ và chưa hiệu quả.

Trước tình hình đó, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng thẻ vàng của Ủy ban châu Âu vẫn chưa được gỡ bỏ. Thậm chí, với các vụ việc vi phạm gần đây của tàu cá Việt Nam ở một số vùng biển có thời điểm có thể dẫn đến việc Ủy ban châu Âu sử dụng thẻ đỏ đối với ngành thủy sản. Nếu như vậy thì tất cả các sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU và rất có thể cũng bị nhiều nước khác trên thế giới áp dụng tương tự. Khi đó thiệt hại kinh tế là sẽ rất lớn.

Đại biểu Lê Anh Tuấn đề xuất Chính phủ tiếp tục tăng cường quản lý tàu cá, ngư dân, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của ngư dân và các cơ quan quản lý, các lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật trên biển về thực trạng các ranh giới biển.

Đẩy mạnh việc đàm phán hoạch định vùng, chồng lấn với các nước liên quan để sớm có đường phân định cuối cùng hoặc thỏa thuận áp dụng giải pháp tạm thời hợp tác phát triển chung vùng chồng lấn đảm bảo công bằng về quyền và nghĩa vụ cho các bên, sớm đạt được thỏa thuận bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền kinh tế biển cả. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần có phản ứng kịp thời để đấu tranh thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân.

Liên quan vấn đề nông nghiệp, Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho biết trong năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, những vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nguy cơ đứt gẫy chuỗi cung ứng, mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực ngày càng hiện hữu.

Ở trong nước áp lực lạm phát tăng cao, giá xăng dầu, nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào biển động mạnh gây ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Theo Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, qua các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế càng trân trọng hơn sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp. Bởi, Việt Nam ít bị ảnh hưởng là do ngoài các yếu tố điều hành linh hoạt, thích ứng của Chính phủ và các yếu tố khác thì không thể không nhìn nhận vai trò to lớn quyết định của ngành nông nghiệp trong ổn định kinh tế - xã hội. Tuy có vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, nhưng các biến đổi về kinh tế luôn làm ảnh hưởng đến ngành.

Theo đó, chi phí đầu vào của ngành luôn biến động ở mức cao như phân bón, vật tư nông nghiệp, vật tư nuôi trồng thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Trong khi nhu cầu về vật tư nông nghiệp ngày càng cao do phải xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối lập với các yếu tố đầu vào tăng cao, giá cả đầu ra luôn ở mức thấp do điều kiện kinh tế khó khăn, người tiêu dùng tiết kiệm, chi thắt chặt chi phí. Sự đối lập này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp.

Do hiệu quả sản xuất thấp, thậm chí là lỗ nên đời sống của người dân gắn với sản xuất nông nghiệp bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Qua đó tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cạnh tranh về giá, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm để từ đó tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.