| Hotline: 0983.970.780

Cần xử lý nghiêm những người cố tình buôn bán tôm càng đỏ

Thứ Tư 22/05/2019 , 13:53 (GMT+7)

Sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai tôm càng đỏ, được đại biểu Quốc hội quan tâm tại các phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV vào sáng 22/5.

Tôm càng đỏ là sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Trước lo ngại của các đại biểu về việc sinh vật ngoại lai tôm càng đỏ xuất hiện ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tôm càng đỏ… là sinh vật ngoại lai mới du nhập vào Việt Nam.

Cách đây 2 năm, một Việt kiều ở Đồng Tháp đã đưa tôm càng đỏ về nhân nuôi để làm du lịch. Tuy nhiên, sau đó loài sinh vật này sổng ao và phát tán ra môi trường, tiêu diệt cả những con cá to bằng ngón tay.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường

Bộ Tài nguyên - Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm gác cửa, ngăn chặn sinh vật ngoại lai. Nhưng xét thấy, đối tượng tôm càng đỏ sẽ gây tổn thương đến cây nông nghiệp và vật nuôi nên Bộ NN-PTNT và Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp để cùng chỉ đạo, ngăn chặn.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là sinh vật ngoại lai bị cấm đưa vào Việt Nam.

Loại tôm này rất phàm ăn, ăn đủ loại từ thực vật đến động vật như tôm cá, lúa, thậm chí sinh vật to bằng nó vẫn ăn được vì càng và miệng cứng. Ngoài ra, loại tôm này còn đào hang, phá công trình thuỷ lợi, bờ kênh, mương, gây nguy cơ sạt lở; trong khi đó hiệu quả kinh tế của loại tôm này thấp do vỏ cứng.

“Sự việc sau đó đã được ngăn chặn. Nhưng thời gian vừa qua, tôm càng đỏ xuất hiện trở lại dưới dạng thương mại”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị cả hệ thống chính trị, nhất là các đại biểu Quốc hội nên đưa nội dung này vào chương trình tiếp xúc cử tri để người dân hiểu và tiêu diệt sinh vật ngoại lai này, nếu không chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tiền của mới có thể khắc phục được.

Mặt khác, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị có các giải pháp về xử lý hành chính, hình sự để xử lý những người cố tình vi phạm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm