| Hotline: 0983.970.780

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng: 2/3 số người thực hiện gặp phải vấn đề

Thứ Bảy 06/07/2024 , 15:06 (GMT+7)

Gần 2/3 người dùng gặp vấn đề khi thực hiện cập nhật sinh trắc học. Trong đó, có tới 44% người dùng gặp từ 2 vấn đề trở lên..., theo khảo sát từ Cốc Cốc.

Trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc Cốc vừa phát hành báo cáo khảo sát ý kiến người dùng về quy định xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến. Báo cáo dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 1 - 4/7/2024.

Cuộc khảo sát phân tích phản ứng của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định về xác thực bằng sinh trắc học đối với giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Theo khảo sát này, tỷ lệ người dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (bao gồm Internet Banking và Mobile Banking) khá cao và đồng đều ở mọi nhóm tuổi và khu vực. Trong đó, nhóm tuổi 22-24 chiếm tỷ lệ cao nhất với 77.8%.

Nhìn chung, nhóm lao động trẻ có xu hướng sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác. Khu vực 2 thành phố “trọng điểm” Hà Nội và TP.HCM cũng ghi nhận tỷ lệ người dùng cao hơn so với các khu vực khác trên cả nước.

Còn hơn 21% người tham gia khảo sát cho biết chưa thực hiện thành công việc xác thực sinh trắc học. Nguồn Cốc Cốc

Còn hơn 21% người tham gia khảo sát cho biết chưa thực hiện thành công việc xác thực sinh trắc học. Nguồn Cốc Cốc

Hơn 75% người dùng đã thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học

Nghiên cứu cho thấy, việc truyền thông về quy định xác thực sinh trắc học tới người dân đã mang lại những hiệu quả tích cực khi có đến 94% người dùng tham gia khảo sát đã biết đến quy định này. Trong đó, mạng xã hội và các ứng dụng/ngân hàng chiếm ưu thế, là các kênh thông tin phổ biến nhất.

50% người tham gia khảo sát cho biết có sử dụng dịch vụ của 2 ngân hàng trở lên. Top 5 ngân hàng có người dùng sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều nhất là: Vietcombank, BIDV, MB, Agribank, VietinBank.

Báo chí cũng có tỷ lệ tiếp cận khá cao, với khoảng 37%, cho thấy sự tin tưởng của người dân vào nguồn tin chính thống và chi tiết. Truyền hình với tỷ lệ 24,6%, tuy ít phổ biến hơn, nhưng vẫn là kênh tiếp cận quan trọng, đặc biệt đối với những người dùng truyền thống và người lớn tuổi.

Theo khảo sát, có 75,4% người dùng đã thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học. Trong đó, có gần một nửa đáp viên cho biết họ đã thực hiện cập nhật thành công cho tất cả ngân hàng đang sử dụng.

Tuy nhiên, do khảo sát được thực hiện ngay sau thời điểm quy định vừa được áp dụng nên dữ liệu vẫn cho thấy có một bộ phận người dùng chưa thực hiện thành công hoặc vẫn còn tồn tại một số ngân hàng chưa thành công.

Như trên, Hà Nội và TP.HCM hiện đang là hai khu vực có tỷ lệ người dùng thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học thành công tất cả các ngân hàng cao nhất. Khu vực miền Nam (trừ TP.HCM) và khu vực miền Trung có tỷ lệ người dùng gặp khó khăn trong việc cài đặt sinh trắc học cao hơn so với các khu vực khác khi có đến 30% chưa thực hiện thành công bất kỳ ngân hàng nào.

Nguồn Cốc Cốc

Nguồn Cốc Cốc

Người dùng trung niên, lớn tuổi lo ngại nhiều hơn về bảo mật thông tin

Về trải nghiệm người dùng, có hơn 40% đáp viên cảm thấy quá trình thu thập sinh trắc học là rất dễ dàng/ dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có hơn 30% người dùng cảm thấy việc thực hiện này rất khó khăn/ khó khăn. Đánh giá về trải nghiệm cũng có sự khác biệt nhất định giữa các độ tuổi.

Nhìn chung, phần lớn người dùng dưới 35 tuổi cảm thấy việc thực hiện cập nhật sinh trắc học khá dễ dàng, với tỷ lệ khoảng 44%, cao hơn gấp 1,2 lần so với nhóm người dùng trên 35 tuổi. Tuy vậy quá trình này cũng có không ít vấn đề phát sinh, gây ra những khó khăn nhất định cho người dùng.

Đáng chú ý, gần 2/3 người dùng cho biết họ gặp phải vấn đề khi thực hiện cập nhật sinh trắc học. Trong số đó, có tới 44% người dùng gặp từ 2 vấn đề trở lên. Người dùng than phiền thường gặp phải các vấn đề liên quan căn cước công dân, nhận diện khuôn mặt, thiết bị, thông tin hướng dẫn. Thậm chí, họ phải ra ngân hàng mới thực hiện được.

Chỉ có khoảng 20% người dùng 'không lo ngại' về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khi áp dụng sinh trắc học.

Chỉ có khoảng 20% người dùng "không lo ngại" về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khi áp dụng sinh trắc học.

Bên cạnh đó, khi được hỏi về vấn đề bảo mật thông tin khi áp dụng sinh trắc học trong giao dịch trực tuyến, có hơn 36% người dùng lo ngại về vấn đề bảo mật, hơn 42% ở trạng thái trung lập và hơn 20% còn lại không lo ngại.

Đặc biệt, có tới 50% người dùng 35-44 tuổi lo ngại về việc bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng xác thực sinh trắc học, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm tuổi khác dao động từ 24% - 39%. Người dùng miền Nam cũng thể hiện sự lo ngại cao hơn các khu vực khác với tỷ lệ là 43,6%. Con số này của khu vực miền Bắc là 31,6% và miền Trung là 33,3%.

 

Một điểm thú vị, về vấn đề an toàn khi sử dụng sinh trắc học, tuy có khoảng 1/3 người dùng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin nhưng đa số họ đều đồng ý rằng xác thực sinh trắc học có thể làm tăng mức độ an toàn cho các giao dịch trực tuyến. Cụ thể, gần 70% đáp viên cho biết họ rất đồng ý/ đồng ý với quan điểm này.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/7, giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu một lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt khớp với mẫu trên cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư.

Khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng. Các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch. Còn số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày chỉ chiếm khoảng 1%, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch, thanh toán của người dùng.

Xem thêm
Công nhận tương đương: Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi)

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Masan: Lãi quý IV/2024 gấp gần 14 lần so với cùng kỳ

Lợi nhuận quý 4/2024 của Masan gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 691 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt 200% kế hoạch kịch bản cơ sở.

Bình luận mới nhất