| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện quỹ khuyến nông ở huyện Phúc Thọ

Thứ Năm 30/11/2023 , 09:50 (GMT+7)

Quỹ khuyến nông là một 'đặc sản' riêng có của TP Hà Nội với hai dạng cho vay gồm vay phát triển sản xuất và vay phát triển cơ giới hóa.

Về vay phát triển sản xuất, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ vay tối đa 2 năm, mức vay tối đa 500 triệu, phí quản lý là 0,5%  đi kèm điều kiện phải có phương án sản xuất, loại hình sản xuất phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương, phải có tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với cá nhân thì không có vấn đề, nhưng với các HTX do không có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nên thường các thành viên phải thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình mình.

Về vay phát triển cơ giới hóa gồm các loại máy móc trong nông nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ vay tối đa 3 năm, mức vay tối đa 500 triệu, không mất phí quản lý nhưng mỗi năm phải trả 1/3 số vốn vay. Mỗi Trạm Khuyến nông huyện của Hà Nội đều có tiểu ban quỹ. Nếu các cá nhân, HTX có nhu cầu muốn tiếp cận nguồn vốn vay này thì sẽ được cán bộ hướng dẫn cụ thể về trình tự của các thủ tục.

Nhờ vay quỹ khuyến nông mà nhiều nông dân đã phát triển được sản xuất. Ảnh: Tư liệu.

Nhờ vay quỹ khuyến nông mà nhiều nông dân đã phát triển được sản xuất. Ảnh: Tư liệu.

Chị Khuất Thúy Thỏa-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phúc Thọ cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023 đơn vị đã tiến hành rải ngân quỹ khuyến nông cho vay 3 hộ với số tiền 1.300.000.000 đồng; Thu hồi vốn vay quỹ khuyến nông của 1 hộ với số tiền 160.000.000 đồng; Triển khai công tác thu phí quản lý quỹ khuyến nông của 3 hộ với số tiền 30.000.000 đồng; Rà soát các hộ có nhu cầu vay vốn quỹ khuyến nông trong các tháng cuối năm. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ vay đều thực hiện có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và nộp phí đúng quy định.

Về cơ giới hóa đồng bộ, các khâu làm đất, gặt đập liên hoàn khá thuận lợi bởi có thể cơ động đi nhiều nơi, mùa vụ kéo dài, thu lợi nhanh, không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp đi kèm, nhờ đó tỷ lệ đạt rất cao. Nhưng riêng về khâu mạ khay máy cấy rất khó bởi bao gồm nhiều điều kiện đi kèm. Ví dụ làm đất phải kỹ hơn so với cấy thường, mạ khay phải làm đủ chuẩn mới đem cấy máy được, công tác thủy lợi phải chủ động. Trong khi đó thời vụ thì ngắn, rồi liên quan đến mặt bằng, nhà xưởng đòi hỏi diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao, lợi nhuận thu về thấp nên dù thành phố có chính sách hỗ trợ mà tỷ lệ mạ khay, máy cấy vẫn đạt rất khiêm tốn.

Nói về chuyện quỹ khuyến nông, chị Thỏa nhận định nhu cầu vay của bà con trong huyện vẫn còn nhiều nhưng hiện tại đang vướng ở chỗ không phải do chính sách của ngành khuyến nông mà là do cơ chế về đất đai đã thay đổi. Đa số các chủ trang trại trước đây đều có hợp đồng giao khoán ký với các UBND xã, nhưng giờ đang bị mắc ở chỗ là UBND xã không có quyền được giao đất trực tiếp nữa. Còn những hợp đồng cũ đã hết hạn, xã chỉ được phép ký gia hạn 1 năm, huyện ký 5 năm. Bởi thế mà các chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.