Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Sản xuất nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng mưa gió thất thường với cường độ cao sẽ là ngoại cảnh thuân lợi cho lúa đổ và sâu bệnh hại cuối vụ, nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá và có thể cả nhện gié, lùn sọc đen…
Tuy nhiên, nếu bà con nông dân biết tối ưu bón phân đủ lượng, cân đối các chất dinh dưỡng sẽ giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi.
Theo nghiên cứu, để có cây lúa khỏe, năng suất 5 tấn thóc/ha/vụ, lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu cây lúa cần hút từ đất và phân bón là: Đạm (N): 110kg, lưu huỳnh (S): 5 kg, lân (P2O5): 34kg, Mangan (Mn): 2 kg, Kaly(K2O): 156kg, kẽm (Zn): 200g, Magie (MgO): 23kg, sắt (Fe): 3,2kg, Canxi (CaO): 20kg, Bo(B): 150g, Silic (Si): 440kg, nhôm (Cl): 25g.
Nếu chúng ta gọi dinh dưỡng đạm, lân, kaly là 3 chất đa lượng với cây trồng thì với cây lúa Si là dinh dưỡng “siêu đa lượng” vì cây lúa nhu cầu dinh dưỡng Si rất nhiều, gấp trên 4 lần lượng đạm.
Si làm thành mạch tế bào dày lên, tạo cho rễ, thân, lá dày, cứng hơn, giúp cây lúa cứng thân, dày lá, chống đổ tốt, hiệu suất quang hợp cao, hạn chế tác hại của mặn, chống hạn tốt hơn và hạn chế sâu bệnh hại cây lúa.
Với các dinh dưỡng vi lượng như: Zn, Cu, Fe, Mn, Bo, Mo... cây trồng có nhu cầu không nhiều, song trong mọi hoạt động sống của cây trồng, các nguyên tố ding dưỡng này có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu, không thể thay thế được. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây mắc nhiều bệnh hiểm nghèo và phát triển không bình thường.
Xét về nhu cầu dinh dưỡng đa lượng, giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây lúa cần nhiều chất đạm để phát triển thân lá thông qua lớp rễ thứ nhất.
Căn cứ đặc tính này, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất phân chuyên bón thúc cho lúa với nhiều loại công thức khác nhau như: Phân đa yếu tố NPK (16:5:17) có hàm lượng N: 16%, P2O5: 5%, K2O: 17%, Mg: 5%, SiO2: 7%, CaO: 8%, S: 2%,…; Loại NPK 12:5:10 có hàm lượng N: 12%, P2O5: 5%, K2O: 10%, Mg: 2%, SiO2: 4%, CaO: 5%...
Hiện nay, nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 14:6:8+TE hoặc 13:3:10+TE. Những loại phân bón này ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
Giai đoạn sinh thực, ngoài các chất trung vi lượng, cây lúa rất cần lân để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột…. thông qua lớp rễ thứ 2.
Chăm bón lúa Xuân 2020
Về bản năng tự nhiên của bất cứ cây trồng nào: Thân lá tìm không khí và ánh sáng, rễ tìm nước và phân. Nếu gieo cấy dày và ngập nước thường xuyên, cây lúa sẽ đẻ ít, vươn dài thân lá do thiếu ánh nắng và không khí. Nếu bón phân vùi sâu và duy trì chế độ nước lúc ngập, lúc khô lúa đẻ nhánh nhiều hơn, đẻ tập trung hơn, bộ rễ lúa sẽ kéo xuống các lớp đất phía dưới để lấy nước và phân.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất cho thấy, cần vùi sâu phân bón lót để cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Bón sớm phân chuyên thúc cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho lúa sinh trưởng thân lá, đẻ nhánh và vươn bẹ, kết hợp chế độ tưới nước hợp lý giúp cây lúa sinh trưởng, khát triển khỏe, cân đối làm nên ruộng lúa năng suất cao.
Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, nên rải đều phân lót ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng, nếu lo mất nước, mất phân trong khi bừa có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.
Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, gạn bớt nước trong rồi gieo cấy. Nếu phân lót được bón muộn, bón khi cấy hoặc sau cấy phân bón sẽ nằm ngay trên mặt ruộng và chủ yếu phục vụ lớp rễ đầu tiên giúp cho cây lúa đẻ nhánh nhiều, vươn lá dài dễ dẫn tới rối gốc, rối lá, dễ đổ ngã và sâu bệnh nhiều, năng suất không cao.
Gieo cấy xong cần giữ đủ ẩm mặt ruộng cho cây lúa sinh trưởng, đồng thời sử lý thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa. Với lúa gieo thẳng bón thúc lần đầu khi cây lúa 2,5 lá tuổi, lúc này có thể bón 1-2 kg urê nhằm kích thích đẻ nhánh. Sau khoảng 5-7ngày tập trung bón phân chuyên bón thúc Lúa 2 hoặc các loại phân bón thúc khác.
Với lúa cấy, bón thúc lần đầu khi trời ấm và lúa ra lá non. Vụ Xuân năm nay thời tiết ấm nhiều nên cần bón rải phân bón thúc làm 2 hoặc 3 lần để kéo dài thời gian sinh trưởng, tức là kéo dài thời gian tích lũy dinh dưỡng, tạo điều kiện cho năng suất và chất lượng thóc gạo cao hơn.
Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải. Kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu.
Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa (lúa 2) giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.
Sự ưu việt của Phân bón Văn Điển
Từ lâu, nông dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đã dùng phân đa yếu tố NPK văn Điển, loại chuyên bón lót cho lúa NPK 6:11:2, 10:10:5 hoặc loại chuyên bón thúc NPK 16:5:17 loại phân phối trộn dạng thô, nay thay thế bằng công thức 6:11:3 và 16:5:17 phân trộn dạng hạt, không có gai, không có dằm nhưng chất lượng vẫn giữ nguyên thậm chí còn tăng thêm.
Ngoài ra còn các dòng sản phẩm mới như ĐYT NPK Văn Điển 10:7:3 +TE chuyên bón lót và ĐYT NPK Văn Điển 13:3:10 chuyên bón thúc hoặc lúa I, lúa II dạng viên nén.... Các sản phẩm phân bón mới chất lượng đảm bảo, dễ sử dụng, nông dân cũng chỉ bón lót sâu và bón thúc sớm 1-2 lần tùy thời tiết, lượng bón có thê giảm bớt tùy chân ruộng và giống lúa.
Phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: ĐYT NPK 6:11:3 trong đó hàm lượng N: 6%, P2O5: 11%, K2O: 3%, S: 2%, MgO: 10%, CaO: 20%, SiO: 15%, ngoài ra còn nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…
Hoặc bà con nông dân có thể sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển 5:10:3 có tổng các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung lượng trên 58%. Hiện nay, được bổ sung phân chuyên dùng Lúa 1 chuyên bón lót cho lúa công thức ĐYT NPK Văn Điển 8:8:4+TE hoặc 10:7:3…
Với cách bón lót sâu trước bừa cấy và bón thúc sớm ngay khi lúa Xuân “bật nõn dong”, vừa ít công chăm bón mà ruộng lúa dày bông, nhiều hạt, cây lúa cứng cáp, ít đổ ngã, bộ lá bền đến cuối vụ. Khi lúa chín toàn cánh đồng chỉ có màu tươi vàng lá gừng, xếp dày những bông to, trĩu hạt. Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước.
Vụ Xuân 2020 có thể nóng hơn, nhiều diện tích có thể thiếu nước, theo kinh nghiệm các lão nông năm nay khá “tốn phân”. Tùy chân ruộng, tùy giống lúa và tùy loại phân mà tính toán lượng phân cần bón. Trung bình mỗi sào Bắc bộ cần chủ động khoảng trên dưới 15kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót và khoảng trên dưới 10kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc lúa.
Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện lót sâu, thúc sớm, không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm quá nhiều lần.
Tuân thủ đúng quy trình khuyến cáo này của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sẽ giúp cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh, màu sắc lá không xanh đen, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, giúp bà con nông dân giảm chi phí, giảm sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.