| Hotline: 0983.970.780

Chế tạo thêm thiết bị bảo quản, chế biến nông sản cho các hợp tác xã

Thứ Sáu 20/08/2021 , 19:36 (GMT+7)

Làm việc với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh chiến lược nghiên cứu, chế tạo sản phẩm cho các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP). Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP). Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 20/8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và các thành viên Tổ công tác 3430 của Bộ NN-PTNT làm việc với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP), rà soát tình hình bảo quản nông sản, kho lạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong điều kiện Covid-19.

Bắt đầu buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định hiện nay trình độ chế biến của chúng ta còn thấp, mặc dù rải vụ nhưng nông sản vẫn có lúc thừa, lúc lại thiếu. Do đó, VIAEP phải vào cuộc, trước tiên là giải quyết vấn đề bảo quản, chế biến cho nông sản trong nước sau đó vươn tầm nhìn ra khu vực.

Viện trưởng VIAEP, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn đã trình bày về năng lực tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương, doanh nghiệp sơ chế, bảo quản nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

“Đến nay, Viện đã chuyển giao công nghệ cho 5 cơ sở sơ chế, đóng gói vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản ở Bắc Giang, Hải Dương. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tập huấn, hướng dẫn quy trình cho các cơ sở ở Hưng Yên để xử lý quả nhãn lồng”, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn nói.

Ngoài ra, VIAEP cũng có nhiều sản phẩm phục vụ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang châu Âu và Australia… hay các hệ thống cấp đông nhanh, phục vụ cho các doanh nghiệp khai thác, xuất khẩu thủy sản.

Sau khi lắng nghe các thông tin trên, Thứ trưởng yêu cầu VIAEP nhân rộng các mô hình bảo quản, sơ chế cho vải, nhãn đã được các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu chấp nhận ra nhiều mặt hàng nông sản khác.

Đề cập thêm về chiến lược, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho rằng, bảo quản và chế biến là khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị và khu vực hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu rất lớn, phù hợp với những dây chuyền, hệ thống có chi phí vừa phải.

“Vấn đề hiện nay công nghệ đã có, nhưng cần nâng cấp chất lượng thiết bị để đảm bảo được hiệu quả trong sử dụng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề với VIAEP và lưu ý về vấn đề nghiên cứu các sản phẩm phục vụ ngành thủy sản vì có sản lượng khai thác rất lớn.

Làm rõ hơn về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, hiện nay, công nghệ bảo quản, chế biến của thuỷ sản vẫn đang còn rất lạc hậu. Do đó, ngoài việc chế tạo các loại kho lạnh lớn, vẫn còn nhiều vấn đề mà VIAEP có thể tham gia.

“Ví dụ như chế tạo hệ thống làm lạnh sâu cho các tàu đánh bắt cá ngừ hay hệ thống cấp đông tôm ngay trên xe khi vừa thu hoạch từ ao lên trước khi chở về nhà máy chế biến”, ông Trần Đình Luân nói.

Với ngành chăn nuôi, hiện nay mỗi năm sản xuất 5,4 triệu tấn thịt hơi, tuy nhiên tỷ lệ chế biến các sản phẩm chăn nuôi còn thấp.

“Hiện nay, toàn bộ thịt chế biến chỉ chiếm 20%, 80% dưới dạng thịt nóng chủ yếu bán tại các chợ dân sinh. Do đó cần có sự thay đổi ngành giết mổ, chế biến trong chăn nuôi”, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi nói.

Ngoài ra, ông Chinh cũng chia sẻ ngành chăn nuôi đang phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như nhóm ngũ cốc. Tuy nhiên với thế mạnh về phụ phẩm công nông nghiệp, việc nghiên cứu máy móc thu gom, chế biến, thuỷ phân là hướng công nghiệp rất lớn cho ngành thức ăn chăn nuôi.

“Rơm là phụ phẩm tốt với 43 triệu tấn mỗi năm, vì vậy chúng tôi mong muốn chế tạo được máy thu gom rơm sau khi tuốt lúa, ép thành khối 200-500 kg và phun luôn chế phẩm sinh học vào. Có thể dùng làm thức ăn cho đại gia súc như bò”, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi gợi ý.

Nhất trí với ý kiến này, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như cũng đề cập đến việc nghiên cứu, đưa ra công nghệ để đưa phế, phụ phẩm của trồng trọt thành đầu vào của ngành chăn nuôi. Ngoài ra, theo ông Cường, VIAEP còn có thể nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm chức năng, mỹ phẩm từ sản phẩm trồng trọt để nâng cao giá trị cho nông sản.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, sản lượng của ngành trồng trọt rất cao nhưng sản xuất lại mang tính thời vụ, nhỏ lẻ hơn so với chăn nuôi, thuỷ sản và sản phẩm cũng có thời gian tiêu thụ, bảo quản ngắn hơn. Ngoài ra, việc xuất khẩu đa số dừng lại ở sản phẩm thô và ở các thị trường gần do hạn chế về vấn đề bảo quản.

“Do đó, còn rất nhiều dư địa cho VIAEP tổ chức nghiên cứu, tham gia vào quá trình sơ chế, bảo quản. Tập trung vào khu vực HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trước vì các doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu lớn, tìm đến các đối tác quốc tế”, ông Nguyễn Như Cường phân chia sẻ.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần ưu tiên cho lĩnh vực chế biến, để phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.

Theo ông, VIAEP đã có nhiều kết quả, nhưng cần tập trung hơn, những gì đặc sắc của mình, không có nơi nào có thì phải đầu tư mạnh, đưa thương hiệu vào được những công ty lớn và sinh ra được lợi nhuận. Từ đó, mở rộng được quy mô, chất lượng nghiên cứu.

Ngoài nhắc lại chiến lược nghiên cứu, chế tạo sản phẩm cho các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng cần đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp lớn.

“Với ưu thế về giá và chất lượng đảm bảo, khi mở rộng kết nối các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ của VIAEP”, Thứ trưởng nói và lưu ý thêm, dư địa phát triển cho VIAEP ở các đơn vị trong bộ như Tổng cục Thuỷ sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi… còn rất lớn cần đẩy mạnh liên kết.

Xem thêm
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu năm mới 2025, cùng mong muốn đất nước phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nữ sinh viên Lào Cai hiến tạng của mẹ để cứu sống nhiều người bệnh

Sau khi mẹ ngã giàn giáo và chết não, nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến toàn bộ tạng của mẹ để cứu sống các bệnh nhân khác.

'Làng Nủ hạnh phúc'

Đó sẽ là tên gọi mới của ngôi làng mà 3 tháng trước từng là tâm điểm tang thương trong trận lũ quét lịch sử xảy ra tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai).