| Hotline: 0983.970.780

Chi trả hỗ trợ xả lũ tại huyện Tương Dương chậm, chưa thỏa đáng!

Thứ Năm 28/02/2019 , 07:10 (GMT+7)

Thiên tai kết hợp với quá trình xả lũ kinh hoàng của các nhà máy thủy điện vào 2 ngày 30 và 31/8/2018 đã gây nên thiệt hại nặng nề khắp khu vực miền Tây xứ Nghệ, riêng Tương Dương là huyện chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

09-28-20_1
Dân bản Xá Lượng (Tương Dương) phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ quá trình hoạt động của thủy điện Nậm Nơn

Những tưởng nhận được sự quan tâm, sẻ chia kịp thời từ các đơn vị liên quan, thế nhưng mọi thứ lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Ngót nửa năm trời đã qua nhưng quá trình khắc phục hết sức chậm chạp, trong đó việc chi trả đền bù đang để lại nhiều dấu hỏi lớn…

Mức độ tàn phá của đợt mưa lớn cùng việc thủy điện xả lũ vào cuối tháng 8/2018 vượt quá sức tưởng tượng, người dân huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) thực sự chịu nhiều phen khiếp đảm. Nước cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về hệt như những túi nước khổng lồ thả xuống hạ du, chớp mắt đã phá hỏng, nhấn chìm hàng loạt nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi.

Nhiều gia đình lâm vào tình cảnh khốn đốn, đi không được mà ở cũng chẳng xong. Trong số này đáng chú ý có 10 hộ dân sinh sống sát khu vực Nhà máy thủy điện Nậm Nơn (4 hộ phải tháo dỡ nhà di dời khẩn cấp, 6 hộ khác phải di dời toàn bộ tài sản do không thể tiếp tục ở lại). Trước tình hình trên, huyện Tương Dương đã phối hợp với các ban ngành hỗ trợ nguồn kinh phí 560 triệu đồng khắc phục ban đầu (bao gồm 200 triệu của Công ty CP Phát triển Năng lượng Nghệ An - Chủ đầu tư thủy điện Nậm Nơn), đồng thời tiến hành quy hoạch chia lô đất ở, cắm mốc ngoài thực địa để bố trí tái định cư (TĐC).

Đành rằng nhu cầu TĐC là hết sức cấp thiết nhưng các hộ dân bị ảnh hưởng kiên quyết phản đối về cách làm. Nguyên nhân là do khu vực TĐC không thực sự phù hợp (địa hình dốc, quỹ đất sản xuất hạn chế…), bên cạnh đó kinh phí hỗ trợ (thực chất là đền bù) chưa tương xứng so với hậu quả đã gây nên. Qua tìm hiểu có 4 hộ phải di chuyển đến nhà người thân, số còn lại duy trì tại chỗ nhưng nguy cơ sạt lở rất cao (!).

Qua theo dõi được biết, ngày 31/12/2018 tất thảy 10 hộ nói trên đã tập trung, vận chuyển gỗ đến tận… nhà máy thủy điện Nậm Nơn kiên quyết đòi dựng nhà trong diện tích này nhằm gây sức ép. Mặc cho chính quyền đã ra sức tuyên truyền, vận động nhưng các hộ vẫn giữ nguyên lập trường.

Để sự việc không đi quá xa, ngày 21/1/2019 Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, ông Kha Văn Ót đã ký công văn số 52/UBND-NL với nội dung: “Đề nghị UBND tỉnh thành lập đoàn công tác liên ngành trực tiếp kiểm tra, đánh giá thiệt hại để chỉ đạo Công ty CP Phát triển Năng lượng Nghệ An giải quyết ổn thỏa các kiến nghị để nhân dân sớm ổn định cuộc sống”.

Tiếp đó, ngày 25/1 UBND tỉnh ban hành văn bản hỏa tốc số 625/UBND-NN về việc thành lập đoàn kiểm tra, giải quyết kiến nghị của 10 hộ tại bản Xiêng Hương. Trong đó nêu rõ “Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp cùng các sở liên quan, UBND huyện Tương Dương và chủ đầu tư thủy điện Nậm Nơn kiểm tra hiện trường, tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/2/2019”.

09-28-20_4
Không có kinh phí di dời TĐC, mẹ con bà Vinh đành dựng lán tạm bợ trên nền đất cũ

Quyết liệt là vậy nhưng tình hình thực tế không xê dịch là bao, sự chậm trễ nói trên khiến tâm trạng của các hộ dân hệt như lửa đốt. Cách nhà máy thủy điện Nậm Nơn chừng dăm bước chân, hiển nhiên ông Vi Chính Hùng (đại diện cho các hộ) hiểu rõ hơn ai hết bản chất vấn đề: “Quá trình hoạt động của nhà máy bất cập ra sao đã rõ rành rành, chính quyền và chủ đầu tư phải vào cuộc đánh giá chính xác mức độ thiệt hại để có phương án hỗ trợ thấu đáo, không thể để người dân chúng tôi bơ vơ thế này được”, ông Hùng tỏ thái độ gay gắt.

Không riêng gì phía Nậm Nơn, lấn cấn xung quanh việc chi trả kinh phí đền bù cũng xảy ra tại thủy điện Khe Bố. Trong số 12 hộ dân bị ảnh hưởng (6 tại xã Thạch Giám, 2 tại Tam Thái, 2 tại Xá Lượng), ít nhất 2 hộ chưa tìm thấy tiếng nói chung.

Một trong số đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Vinh, trú bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng. Sau đợt xả lũ, toàn bộ căn nhà của bà Vinh bị cuốn sạch bách chẳng còn lại gì. Ban đầu hội đồng BT-GPMB huyện cùng đại diện thủy điện Khe Bố tiến hành kiểm đếm, định giá bồi thường số tiền trên 220 triệu đồng. Thế nhưng về sau lại lập luận: “Do đã trôi nhà, không còn hiện trạng, không có cơ sở để kiểm đếm nên vận dụng hỗ trợ dựa trên số nhân khẩu…”, với cách làm này, kinh phí hỗ trợ của bà Vinh bỗng chốc bị rút xuống 120 triệu (áp dụng cho 6 nhân khẩu).

“Trước khi nước lũ cuốn trôi nhà cửa, lực lượng công an huyện, dân quân tự vệ cùng lãnh đạo các cấp đều có mặt tại hiện trường, hiện trạng thế nào nhiều người tận mắt chứng kiến, nay hội đồng BT-GPMB đưa ra lý do trời ơi đất hỡi để chống chế thì ai nghe cho nổi. Nhiều tháng nay mẹ con tôi sống trong tình cảnh vất vưởng, khốn khó vô cùng, ngay cả ngày tết cũng không có nơi nương thân tử tế. Ngóng chờ bao nhiêu thất vọng bấy nhiêu, cực chẳng đã lại phải quay về địa điểm cũ dựng tạm lán trại rau cháo sống qua ngày, đau xót lắm”, nói đến đây bà Vinh nước mắt ngắn dài.

Diễn biến mới nhất, ngày 21/2/2019 huyện Tương Dương cùng các bên liên quan đã làm việc trực tiếp với cá nhân bà Nguyễn Thị Vinh nhằm giải tỏa khúc mắc. Tại đây hội đồng BT-GPMB và đại diện thủy điện Khe Bố định giá tổng tài sản bị thiệt hại của gia đình bà Vinh là 160 triệu, cộng với 20 triệu đền bù theo quy định, tổng cộng là 180 triệu đồng. Bức xúc trước thái độ kì kèo bớt 1 thêm 2, bà Vinh quả quyết: “Không thống nhất”.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm