| Hotline: 0983.970.780

Chia sẻ khó khăn cùng nhà vườn

Thứ Sáu 07/02/2020 , 10:10 (GMT+7)

UBND tỉnh Long An kêu gọi các tỉnh, thành như TP.HCM, Cần Thơ chia sẻ khó khăn và hỗ trợ giải cứu thanh long thông qua tiêu thụ nội địa thu mua tích trữ, chế biến sâu…

15-32-24_nh_1
Long An kêu gọi các tỉnh chung tay giải cứu thanh long cho nông dân.

Trước tình hình thanh long bị ùn ứ vì dịch Virus corona, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các Sở ban ngành họp bàn với các doanh nghiệp, nhà kho nhằm tìm giải pháp tiêu thụ thanh long cho nhà vườn. Đồng thời, kêu gọi các tỉnh, thành chia sẻ khó khăn của Long An và hỗ trợ tiêu thụ nội địa. Sở NN-PTNT tỉnh Long An đề xuất UBND tỉnh làm việc với các ngân hàng hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp có kho lạnh, nhằm đẩy mạnh thu mua thanh long tạm trữ trong thời gian này.

Giám đốc Sở Công thương Long An - Lê Minh Đức cho rằng, một giải pháp để tiêu thụ thanh long bằng cách tăng cường chế biến sâu như sấy dẻo, sấy khô. Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thanh long Long An nắm tình hình, chủ động kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh có thực hiện chế biến sâu.  

Theo Hiệp hội Thanh long Long An, do ảnh hưởng của dịch virus corona, sản lượng thanh long trong tỉnh tồn chưa tiêu thụ được từ cuối tháng 1 đến nay khoảng gần 30.000 tấn. Trong đó, tồn kho khoảng 2.000 tấn (với thời gian bảo quản kho lạnh không quá 30 ngày), chưa thu hoạch khoảng 28.000 tấn.

Theo Công ty Vina T&T Group, công ty đang tăng cường mua thêm sản lượng trái cây, ưu tiên nhà vườn nằm trong chuỗi liên kết sản xuất thanh long xuất khẩu đạt tiêu chuẩn.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T Group chia sẻ: “Nếu chúng tôi hay bất cứ doanh nghiệp nào có kho lạnh muốn mua hàng trái thanh long về bảo quản thì cũng chỉ được 30 ngày, nhưng khi Trung Quốc không thu mua thì có nguy cơ phá sản!”.

15-32-24_nh_3
Chế biến sâu là một trong những giải pháp giải cứu thanh long cho nông dân.

Ghi nhận của PV tại các xứ sở trồng thanh long như Tiền Giang, Bình Thuận những ngày này đều thấy nỗi lo lắng đang bao trùm các nhà vườn.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm