| Hotline: 0983.970.780

Chính sách thiết thực với đồng bào Mông

Chủ Nhật 13/11/2016 , 07:30 (GMT+7)

Cầm bắp ngô no tròn trên tay, bà Lý Thị Pá, bản Lũng Luông, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nói vui: Po cừ (ngô) 2037 đó.

07-15-40_2037-len-non
Hiện bản người Mông Khuổi Mèo (Sảng Mộc, Võ Nhai) có 60/92 hộ được sử dụng nước sạch
 

Còn ông Lý Văn Sài, người cùng bản Lũng Luông, bảo: Nhờ có sự giúp đỡ của Nhà nước về phân bón và hạt po cừ giống, gia đình tôi có điều kiện gieo trồng hết diện tích. Tôi không biết nhà mình có bao nhiêu mét vuông đất trồng po cừ, nhưng so với các vụ po cừ trước, tôi thấy trong nhà mình có nhiều hạt bắp hơn.

2037 là một Quyết định của UBND tỉnh được ban hành ngày 16/9/2014, về “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

Mục tiêu của Quyết định này nhằm từng bước hình thành các nhóm, hộ sản xuất, chăn nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, phát huy thế mạnh, lợi thế của từng vùng, tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu giảm nghèo các xóm, bản trong dự án bình quân mỗi năm 4% trở lên theo chuẩn nghèo trong từng giai đoạn.

Quyết định 2013 đã huy động được gần 10 tỉ đồng từ đóng góp của các doanh nghiệp, công chức, viên chức, người lao động các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thái Nguyên. Nhân dân đóng góp được gần 5.000 ngày công lao động, tương đương gần 900 tỉ đồng. Để tuyến đường được thi công nhanh, đúng tiến độ, 188 hộ dân đã tự nguyện hiến gần 41.000 m2 đất, tương đương 12 tỉ đồng. Ngân sách tỉnh hõ trợ 25 tỉ đồng để xây dựng hoàn thiện gần 43 km đường bê tông về các bản người Mông.

Nhìn tuyến đường bê tông về bản người Mông ngang lưng núi, ông La Văn Día, Phó trưởng bản người Mông Mỏ Chì (Cúc Đường) cho biết: Nhờ 2037 lên non, cây po cừ của người Mông mình thêm to bắp, chắc hạt… Bà con dân bản cũng bảo: Có cái đường 2037, việc đi lại của bà con dân bản được thuận lợi hơn; các chính sách của Nhà nước về với đồng bào đầy đủ hơn.

Theo số liệu thống kê của Ban dân tộc tỉnh: Thái Nguyên có 47 xóm, thuộc 18 xã của 4 huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Với tổng số 1.521 hộ, 7.792 nhân khẩu, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, khoảng trên 50%, đặc biệt có 4 xóm: Lân Đăm (Quang Sơn), Mỏ Nước, Bản Tèn (Văn Lăng, Đồng Hỷ) và xóm Mỏ Chì (Cúc Đường) có 100% hộ nghèo. 5 xóm: Khuổi Mèo (Sảng Mộc), Lũng Luông, Lũng Cà, Lũng Hoài (Thượng Nung), huyện Võ Nhai và xóm Liên Phương, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 70 đến 85%.

Liên quan tới Quyết định 2037, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giống ngô lai, phân bón đến hầu hết các hộ người Mông nghèo và cận nghèo của tỉnh. Các công trình như: Điện sinh hoạt, nhà lớp học, nhà văn hoá cho bản người Mông… tiếp tục được triển khai thực hiện. Trưởng bản Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc (Võ Nhai), ông Phùng Văn Lành cho biết: Dân của bản đã có đường đi thuận lợi, hàng hóa nông sản dân bản làm ra đã có xe ô tô cõng xuống chợ. Con lợn, con gà không phải “đi” trên lưng người nữa.

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm