| Hotline: 0983.970.780

Chọn nhà thầu không để xảy ra đáng tiếc như dự án Cát Linh - Hà Đông

Thứ Tư 05/06/2019 , 16:51 (GMT+7)

Trong các giải pháp phát triển hạ tầng giao thông trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, số vốn sơ bộ cho giai đoạn 2021-2030 sẽ là 2 triệu tỷ đồng.

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới, phải khắc phục được hạn chế, yếu kém như các đại biểu đã nêu. Trước hết, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án ngành giao thông đã được bố trí vốn trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là lựa chọn các nhà thầu thực hiện cao tốc Bắc - Nam, sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Dũng, quan điểm của Chính phủ và Thủ tướng là lựa chọn nhà thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật nhằm tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư, xây dựng. Ưu tiên các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, với các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài phải có năng lực, trách nhiệm, uy tín, đã được kiểm chứng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, không được để xảy ra trường hợp đáng tiếc như dự án Cát Linh - Hà Đông. Đẩy nhanh tiến độ các tuyến cao cốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ hay Bắc Giang - Hà Nội, cơ bản hoàn thành vào năm 2020 như Thủ tướng yêu cầu.

Dự án tuyến đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình hoàn thành các dự án đường sắt đô thị, sớm đưa vào hoạt động thương mại tuyến Cát Linh - Hà Đông, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt là tuyến Kênh Chợ Gạo, nút thắt của khu vực ĐBSCL.

Tập trung giải quyết các vấn đề xung quanh BOT, đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Tiếp tục rà soát, vừa đảm bảo hoạt động nhưng cũng kiên quyết không đầu tư vào các tuyến đường độc đạo.

Ngoài ra, cần rà soát các nút thắt trong hạ tầng giao thông để có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn mới. Tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông trong các giai đoạn tiếp theo 20212-2025-2030.

Lựa chọn các dự án ưu tiên cho giai đoạn 2021-2025-2030, ví dụ như đường tránh thành phồ Cà Mau, đường ĐBSCL. Dự kiến, đến năm 2030, xây dựng thêm 3.000 km đường cao tốc. Tập trung xây dựng một số tuyến đường sắt ưu tiên như Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Cần Thơ, nếu có điều kiện sẽ đầu tư trong giai đoạn 2021-2030.

Ngành Giao thông cũng cần cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện có, nâng cấp các tuyến giao thông hiện có, triển khai kết nối đường bộ, các loại hình giao thông với các khu công nghiệp, cảng biển.

Dự kiến, nguồn vốn sơ bộ sẽ là trên 2 triệu tỷ, đầu tư cho 10 năm 2021-2030. Trên cơ sở đó, cân đối nguồn vốn ngân sách và vốn huy động xã hội, cần xác định rõ các công trình dùng loại vốn nào, ngân sách, huy động, ODA hay hỗn hợp.

Xem thêm
Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Các mô hình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên

Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.