| Hotline: 0983.970.780

Chủ động giúp cây trồng ứng phó với hạn mặn

Thứ Ba 21/12/2021 , 09:01 (GMT+7)

Giải pháp tăng sức chống chịu Hạn Mặn – phục phồi nhanh của Hợp Trí đã được các ban ngành, đối tác chứng nhận hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng giải pháp tăng sức chống chịu hạn – mặn trên cây ăn trái & cây lúa.

Hướng dẫn sử dụng giải pháp tăng sức chống chịu hạn – mặn trên cây ăn trái & cây lúa.

ĐBSCL là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn mặn. Theo dự báo, hạn mặn mùa khô 2021-2022 có nguy cơ khốc liệt như năm 2019-2020, nên vì vậy cần chủ động giúp cây trồng tăng sức chống chịu trước hạn mặn và nhanh phục hồi sau hạn mặn.

Trở tay không kịp với hạn mặn

Hạn mặn có xu hướng xâm nhập từ tháng 12 năm trước đến tháng 3-4 năm sau. Nguy cơ mặn cao hay thấp, gần hay xa phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn đổ về cộng với nước đẩy từ biển vào các cửa sông. Do vậy nhiều bà con nông dân dù đã có kế hoạch trước nhưng vẫn không kịp trở tay.

Điển hình như bà con nông dân ở Huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành – Tiền Giang,  ngay từ đầu mùa khô 2019- 2020 dù chính quyền đã chủ động đóng cống ngăn mặn, khuyến cáo người dân trữ nước ngọt nhưng cao điểm cuối tháng 2 năm 2020 độ mặn vượt ngưỡng quá cao, cây trồng yếu sức và thiếu nước tưới nên hơn 400 hecta lúa và hàng ngàn hecta cây sầu riêng, mít, bưởi, cam của bà con bị ảnh hưởng nặng, nhiều diện tích bị chết.

Nông dân Lê Văn Mười Hai ngụ tại xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: ớc mặn tới đột ngột người dân trở tay không kịp. Lúc nước mới vô, đóng cống lại bà con không bơm được nó hắc phèn lên thiệt hại nặng hơn bơm nước nữa. Biểu hiện thấy rõ là khô cây, héo lá, se tròn, không phát triển nữa, trỗ ra là bông trắng, không ngậm sữa. 

Nông dân Nguyễn Văn Hòa ngụ tại xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: Sau khi mặn rút rồi, mưa xuống nhưng mặn còn nằm ở dưới đất nên chết cây sau đó khá nhiều, làm  mình trở tay không kịp do chủ quan, không ngờ còn tồn lưu.

Kinh nghiệm giúp cây trồng tăng sức chống chịu trước hạn mặn

8 công sầu riêng của ông Huỳnh Văn Sản hiếm hoi không bị thiệt hại nặng so với bà con trong vùng vì có giải pháp giúp cây tăng sức chống chịu trước hạn mặn. Với kinh nghiệm gần 20 năm trồng sầu riêng và sử dụng sản phẩm Hợp Trí, ông Sản chủ động ngưng bón đạm, không cho cây ra lá non, ra hoa mà thay vào đó là bổ sung nhiều phân bón hữu cơ sinh học Hợp Trí Super Humic kết hợp phun phân bón lá Hợp Trí Casi, Hợp Trí Organo TE giúp cây khỏe, đủ dưỡng chất để “ngủ” qua mùa hạn mặn.

Ông chia sẻ: Thường người ta nói cây khỏe mới chống được hạn nên trước khi hạn mặn là tôi tưới ngay Hợp Trí Super Humic dưới gốc, ở trên phun Hợp Trí CaSi cộng với Hợp Trí  Organo TE, sau đó 7 ngày tôi xịt thêm Hydrophos kẽm là cây khỏe re.

Không chỉ sầu riêng mà với lúa, các giải pháp của Hợp Trí giúp nông dân giải mặn, lúa đạt năng suất, tiêu biểu như ruộng của nông dân Dương Văn Lộc, ông cho biết: Miếng ruộng kế bên thì cháy lá chân sau đó cháy chóp, gọi là cháy mặn nhưng ruộng bên tôi không cháy, người ta hỏi tui xài thuốc gì mà lá đẹp vậy thì tôi nói là sử dụng sản phẩm dinh dưỡng của công ty Hợp Trí. Mình có giải pháp từ đầu cho lúa khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để khi có mặn vô cây lúa chống chịu được.

Giải pháp Hợp Trí giúp cây tăng sức chống chịu hạn mặn, phục hồi nhanh

Theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại - Viện Cây ăn quả miền Nam, bên cạnh áp dụng nhiều biện pháp mang tính tổng thể, ông đề nghị nông dân cần Tăng cường bón phân hữu cơ, lân và Kali, không nên bón phân có chứa Natri và Clo vì sẽ tăng độ độc cho cây, có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canci, Magiê, Silic giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã; Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì không nên bón các loại phân chua như super lân, DAP, (NH4)2SO4, KCl… làm cho đất càng chua.

Vườn sầu riêng của anh Nguyễn Văn Mến ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang trước & sau xử lí hạn mặn.

Vườn sầu riêng của anh Nguyễn Văn Mến ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang trước & sau xử lí hạn mặn.

Vườn sầu riêng của anh Phạm Ngọc Thành tại ấp Mỹ Chánh, xã Long Tiên, Cai Lậy, Tiền giang trước và sau xử lý hạn mặn 20 ngày.

Vườn sầu riêng của anh Phạm Ngọc Thành tại ấp Mỹ Chánh, xã Long Tiên, Cai Lậy, Tiền giang trước và sau xử lý hạn mặn 20 ngày.

Giải pháp Hợp Trí tăng sức chống chịu trước hạn mặn & phục hồi nhanh sau hạn mặn đã được Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam tiến hành thí nghiệm chuyên sâu vào năm 2016 – 2017 trên Sầu Riêng và Bưởi Da Xanh tại Tiền Giang và Bến Tre đều cho kết quả rất tốt ở các chỉ tiêu nông học.

Các mô hình không chỉ giúp khắc phục hạn mặn mà còn giúp gia tăng lợi nhuận nhờ chi phí thuốc BVTV trung bình giảm từ 312,000 – 854.000 đồng/ ha, năng suất trung bình tăng từ 280 -506 kg/ ha và lợi nhuận tăng từ 2.646.000 – 3.347.846 đồng/ ha so với cách sản xuất bình thường.

Giải pháp tăng sức chống chịu Hạn Mặn – phục phồi nhanh của Hợp Trí đã được các ban ngành, đối tác chứng nhận hiệu quả. Việc tuân thủ đúng qui trình là cần thiết, giúp bà con nông dân phòng chống tốt và mang lại mùa màng bội thu.

Xem thêm
Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Muỗi hành gây hại và phòng trừ

Muỗi hành (sâu năn) gây hại ở nhiều nước trồng lúa châu Á trong đó có Việt Nam, thất thoát năng suất lúa do muỗi hành có thể đến 50%.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm