| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước tham dự Diễn đàn 'Vành đai và Con đường'

Thứ Ba 17/10/2023 , 09:32 (GMT+7)

Chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rời Hà Nội, lên đường tới Trung Quốc tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế 'Vành đai và Con đường' lần thứ ba. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rời Hà Nội, lên đường tới Trung Quốc tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng 17/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam lên đường sang Bắc Kinh, Trung Quốc tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba từ ngày 17-20/10.

Đây là chuyến công tác đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Trung Quốc kể từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII và Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XX.

Năm 2023 cũng là năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI).

Tháp tùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến công tác lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong; Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long.

Tham gia Đoàn còn có Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy và Trợ lý Chủ tịch nước Dương Quốc Hưng.

Chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc cũng như thể hiện sự hoan nghênh, coi trọng đối với các sáng kiến kết nối, trong đó có BRI vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực và trên thế giới.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiễn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiễn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Đây cũng là dịp để lãnh đạo hai nước tiếp tục đi sâu trao đổi các biện pháp nhằm cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022), thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thiết thực sâu hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, bất đồng được kiểm soát tốt hơn.

Diễn đàn cấp cao BRI lần này có chủ đề “Hợp tác chất lượng cao Vành đai và con đường, chung tay vì phát triển và thịnh vượng chung”. Trong đó gồm 3 phiên cấp cao với nội dung trọng tâm về “Kinh tế số như động lực mới của tăng trưởng”, “Kết nối trong một nền kinh tế toàn cầu mở”, “Con đường tơ lụa xanh vì sự hài hòa với thiên nhiên”.

Ngoài ra còn có 6 diễn đàn khác về kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương, hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và hợp tác trên biển.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực thời gian qua, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm ngoái.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt hơn 175 tỷ USD, tăng 5,47%. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ, sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 2,1 tỷ USD với 478 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai tại Việt Nam, sau Singapore. Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6 trên 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với hơn 4.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26 tỷ USD.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.