| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch Tập đoàn Tân Long: Nếu áp giá sàn, giá lúa gạo nội địa sẽ giảm sâu

Thứ Bảy 08/06/2024 , 14:56 (GMT+7)

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long: ‘Nếu áp giá sàn ngay lập tức giá lúa gạo nội địa sẽ giảm sâu. Như vậy, nông dân trồng lúa sẽ chịu thiệt thòi nhất’.

Áp giá sàn là phi thị trường

Trong cuộc họp mới đây của Bộ Công thương về gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra đề xuất áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang khá thuận lợi với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

VFA kỳ vọng việc áp giá sàn sẽ ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh về giá, từ đó đảm bảo giá trị hạt gạo Việt Nam. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này đang có nhiều quan điểm trái chiều, một số doanh nghiệp phản đối gay gắt.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho hay, nếu áp giá sàn xuất khẩu gạo như đề nghị của VFA thì hoàn toàn phi nguyên tắc thị trường, bởi giá sàn sẽ không có giá trị khi giá thị trường quốc tế cao hơn giá sàn. 

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho hay, nếu áp giá sàn xuất khẩu gạo như đề nghị của VFA thì hoàn toàn phi nguyên tắc thị trường, bởi giá sàn sẽ không có giá trị khi giá thị trường quốc tế cao hơn giá sàn. 

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long bày tỏ: “Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của VFA khi kiến nghị Thủ tướng áp giá sàn xuất khẩu gạo chỉ vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn giá thị trường khoảng 15 USD/tấn trên tổng giá trị 580 USD/tấn. Với mức giá thấp hơn này không thể nói là doanh nghiệp phá giá”.

Đặc thù của thị trường nông sản không những ở Việt Nam mà cả thế giới đó là thị trường tương lai. Nguồn cung bị ảnh hưởng rất lớn từ tác động thời tiết, mùa vụ và dịch bệnh, vì thế yếu tố tương lai sẽ quyết định đến xu hướng giá. Doanh nghiệp nào nhận định xu hướng giá tương lai giảm họ sẽ ký hợp đồng với mức giá giảm và họ vẫn có lãi.

Cụ thể trường hợp doanh nghiệp trúng thầu tại Indonesia, hợp đồng này doanh nghiệp ký xuất khẩu giao hàng tháng 7, có thể họ có thể nhận định giá gạo thời điểm này sẽ giảm thấp hơn cả 15 USD/tấn, doanh nghiệp vẫn có lãi. Câu chuyện doanh nghiệp chủ động nhận định xu hướng giá để ký bán là quyền tự do của doanh nghiệp, không thể nói đây là phá giá.

Ngược lại, trong trường hợp giá thị trường tăng doanh nghiệp vẫn phải giao hàng và phải chấp nhận lỗ. Theo ông Bá: “Đây là chuyện kinh doanh của doanh nghiệp, không thể nói là sự ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực hay an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến người dân”.

Phải nhìn bài học từ các nước xung quanh

Ông Bá cho rằng, nếu áp giá sàn xuất khẩu gạo như đề nghị của VFA hoàn toàn phi nguyên tắc thị trường, bởi giá sàn sẽ không có giá trị khi giá thị trường quốc tế cao hơn giá sàn.

Còn trong trường hợp, giá thị trường quốc tế thấp hơn giá sàn cầu của thị trường sẽ mua gạo của các nước khác trên thế giới như: Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan…

“Vô hình chung như vậy gạo Việt Nam sẽ không xuất khẩu được. Giá sàn lúc đó là một rào cản, giống như là cấm xuất khẩu. Như vậy làm cho nông dân Việt Nam sẽ không bán được hàng và giá nội địa sẽ giảm rất sâu”, ông Bá phân tích.

Ông Bá cho hay, Chủ tịch VFA đưa ra đề xuất như vậy nhưng chưa thảo luận với bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành hàng lúa gạo, hay với các thành viên hiệp hội.

Ông Bá chia sẻ, các nước xuất khẩu ngũ cốc trên thế giới, đặc biệt là xuất khẩu lúa mì - mặt hàng được giao dịch mỗi năm hàng trăm triệu tấn nhưng chưa nước nào có rào cản về giá sàn xuất khẩu, hoàn toàn vận hành theo thị trường tự do.

Các nước xuất khẩu gạo quanh chúng ta như: Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan… cũng không có nước nào áp giá sàn xuất khẩu, cũng chưa thấy có nước nào có thị trường tập trung, trừ các hợp đồng hỗ trợ của Chính phủ.

Các nước xuất khẩu gạo quanh chúng ta như: Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan… không có nước nào áp giá sàn xuất khẩu. Ảnh: LT.

Các nước xuất khẩu gạo quanh chúng ta như: Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan… không có nước nào áp giá sàn xuất khẩu. Ảnh: LT.

Ông Bá lấy ví dụ về bài học của Philippines. Trước đây Philippines áp dụng thị trường tập trung, Chính phủ nhập khẩu gạo và phân phối trong nước. Tuy nhiên sau đó đã xảy ra nhiều vấn đề, đặc biệt là xuất hiện lợi ích nhóm. Theo đó nước này đã bỏ thị trường tập trung, hiện hoạt động theo thị trường tư nhân, để cho kinh tế tư nhân tự do mua bán.

“Tôi nghĩ Việt Nam phải nhìn bài học của các nước xung quanh mình cũng như của thế giới về kinh tế thị trường”, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long nhấn mạnh.

Người nông dân trồng lúa sẽ chịu thiệt thòi nhất

Về việc VFA cho rằng, hiện nay một vài doanh nghiệp xuất khẩu gạo với giá thấp hơn giá thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người nông dân, ông Bá nhấn mạnh “điều này là không đúng”, vì sản lượng mà các doanh nghiệp trúng thầu Indonesia bán với giá thấp hơn 15 USD/tấn so với giá thị trường là do họ nhận định giá tương lai sẽ giảm. Và đúng như vậy, mấy ngày hôm nay giá đang giảm rất mạnh.

“Câu chuyện họ ký 90.000 tấn, so với tổng sản lượng xuất khẩu gạo mỗi năm của của Việt Nam lên tới 7 - 8 triệu tấn thì không ảnh hưởng gì cả”, ông Bá nói.

Tuy nhiên, ông Bá khẳng định: "Nếu áp giá sàn thì ngay lập tức giá nội địa sẽ giảm sâu vì không bán được hàng. Như vậy người nông dân trồng lúa sẽ chịu thiệt thòi nhất”.

Trước đây Việt Nam cũng từng áp giá sàn trong xuất khẩu gạo, nhưng sau đó bộc lộ nhiều bất cập, nhiều tháng liền doanh nghiệp không xuất khẩu được, nông dân vì vậy không bán được hàng, giá lúa gạo trong nước liên tiếp giảm sâu. Sau đó, Chính phủ đã phải bãi bỏ giá sàn.

Ông phân tích, nếu áp giá sàn sẽ xảy ra hai trường hợp. Một là giá thị trường quốc tế cao hơn giá sàn Việt Nam đưa ra. Điều này không ảnh hưởng gì, Việt Nam vẫn sẽ vẫn xuất khẩu bình thường. Ngược lại, nếu định ra giá sàn thì ai, đơn vị nào sẽ làm điều này, phải chăng là VFA? VFA sẽ dựa vào cơ sở nào để định giá?

“Giá là do người mua, người bán thiết lập chứ không phải VFA có thể định ra được. Nếu VFA định ra một mức giá cao hơn giá thị trường quốc tế Việt Nam không xuất khẩu được, như thế có khác gì cấm xuất khẩu?”, ông Bá nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, ông Bá cũng cho rằng, nếu VFA là đơn vị đưa ra giá sàn và trình lên Thủ tướng, nghĩa là các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ đều phải thông qua VFA để đăng ký, tức là thêm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp và không tránh khỏi “điều gì đó” ở đây.

“Không biết các doanh nghiệp khác, hay những góc nhìn khác như thế nào, nhưng chúng tôi là nhà kinh doanh lúa gạo nhiều năm, chúng tôi còn kinh doanh ngũ cốc, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Chúng tôi cũng là doanh nghiệp nhập khẩu ngô, lúa mì, khô đậu tương… nhiều nhất Việt Nam nên hoàn toàn hiểu vận hành của thị trường. Do vậy tôi phản đối kịch liệt việc áp dụng giá sàn xuất khẩu gạo”, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long bày tỏ thái độ dứt khoát.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long khẳng định: “Giá là do người mua, người bán thiết lập chứ không phải do VFA có thể định ra được. Nếu VFA định ra một mức giá cao hơn giá thị trường quốc tế thì Việt Nam không xuất khẩu được, như thế có khác gì cấm xuất khẩu”.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 20/6/2024: Tiếp tục đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/6/2024 đồng loạt tăng. Trong đó, giá xăng tăng nhẹ 190-230 đồng, còn giá dầu tăng tới 720 đồng (tùy loại).

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm