| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Nhật tỉ mỉ kiểm tra quy trình tiệt trùng quả vải thiều

Thứ Năm 18/06/2020 , 08:27 (GMT+7)

Chuyên gia người Nhật cùng đại diện Cục BVTV, Sở NN-PTNT Bắc Giang tìm hiểu từng công đoạn khử trùng quả vải tại Công ty XNK Toàn cầu ở Lục Ngạn.

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu. (Trong ảnh: Khu vực xử lý khử trùng vải bằng methyl bromide của Công ty XNK Toàn cầu tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang).

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu. (Trong ảnh: Khu vực xử lý khử trùng vải bằng methyl bromide của Công ty XNK Toàn cầu tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang).

Sáng 17/6, ông Takayama Shigeaki, chuyên gia đại diện cho phía Nhật Bản đến khu vực xử lý này để kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống trước khi chấp nhận cho vải thiều được xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Sáng 17/6, ông Takayama Shigeaki, chuyên gia đại diện cho phía Nhật Bản đến khu vực xử lý này để kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống trước khi chấp nhận cho vải thiều được xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty XNK Toàn cầu, vải được thu hái từ các vùng trồng đã được cấp mã, sau đó lựa chọn theo đúng kích thước, màu sắc, độ chín và đặc biệt là không được nứt vỏ. Tiếp theo, vải được ngâm nước lạnh 5-7 độ C trong 7 phút trước khi vào khu vực làm sạch.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty XNK Toàn cầu, vải được thu hái từ các vùng trồng đã được cấp mã, sau đó lựa chọn theo đúng kích thước, màu sắc, độ chín và đặc biệt là không được nứt vỏ. Tiếp theo, vải được ngâm nước lạnh 5-7 độ C trong 7 phút trước khi vào khu vực làm sạch.

Quá trình làm sạch được thực hiện bằng axit citric loãng (pH = 3) rồi đưa vào khu vực hong khô bằng gió trước khi đưa vào xông hơi, khử trùng bằng methyl bromide, quá trình này nhằm xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật là ruồi đục quả.

Quá trình làm sạch được thực hiện bằng axit citric loãng (pH = 3) rồi đưa vào khu vực hong khô bằng gió trước khi đưa vào xông hơi, khử trùng bằng methyl bromide, quá trình này nhằm xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật là ruồi đục quả.

Cuối cùng, quả vải tiệt trùng sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các thùng vải sau đó được đưa vào container lạnh xuất đi thị trường Nhật Bản hoặc bảo quản trong kho lạnh 5 độ C.

Cuối cùng, quả vải tiệt trùng sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các thùng vải sau đó được đưa vào container lạnh xuất đi thị trường Nhật Bản hoặc bảo quản trong kho lạnh 5 độ C.

Ông Takayama cùng đại diện Cục BVTV kiểm tra bên trong buồng xông và khử trùng methyl bromide cho vải thiều.

Ông Takayama cùng đại diện Cục BVTV kiểm tra bên trong buồng xông và khử trùng methyl bromide cho vải thiều.

Hệ thống khử trùng vải thiều tại Công ty XNK Toàn cầu do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch thiết kế và chế tạo, được chuyên gia Nhật đánh giá cao vì tất cả các khâu kỹ thuật, trang thiết bị và kỹ năng vận hành đều đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia.

Hệ thống khử trùng vải thiều tại Công ty XNK Toàn cầu do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch thiết kế và chế tạo, được chuyên gia Nhật đánh giá cao vì tất cả các khâu kỹ thuật, trang thiết bị và kỹ năng vận hành đều đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia.

'Các thiết bị đều hiện đại và có thể đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý hơn trong khâu đóng gói. Đảm bảo quả vải không bị dập trong quá trình di chuyển', chuyên gia Nhật chia sẻ.

"Các thiết bị đều hiện đại và có thể đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý hơn trong khâu đóng gói. Đảm bảo quả vải không bị dập trong quá trình di chuyển", chuyên gia Nhật chia sẻ.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.