| Hotline: 0983.970.780

Coi chừng thừa nhãn chín muộn

Thứ Hai 12/01/2009 , 11:30 (GMT+7)

Khắp nơi lại đua nhau trồng nhãn chín muộn chắc chắn sẽ dư thừa sản lượng vụ nhãn này, lại rớt giá, nông dân lại chặt trồng cây khác.

Hiện nay nhiều địa phương rộ lên phong trào trồng giống nhãn chín muộn với hy vọng bán được sản phẩm giá cao. Vì trồng nhiều nên sốt giống, giống kém chất lượng dân vẫn mua trồng, thậm chí còn có hiện tượng làm giả giống nhãn chín muộn bán.

Giống giả, giống kém chất lượng gây thiệt hại rõ rành rành, nhưng sâu xa hơn, nếu ồ ạt trồng nhãn chín muộn tiềm ẩn nguy hại còn ghê gớm hơn. Vì trồng nhãn chín muộn (hoặc chín sớm), mục đích là để rải vụ, sản phẩm không bị dư thừa lúc thu hoạch chính vụ. Nay khắp nơi lại đua nhau trồng nhãn chín muộn chắc chắn sẽ dư thừa sản lượng vụ nhãn này, lại rớt giá, nông dân lại chặt trồng cây khác.

Sản xuất nông nghiệp ở ta kỳ lạ ở chỗ là rất hay chạy theo phong trào; bao phong trào đổ bể vẫn không rút kinh nghiệm. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo và quy hoạch lúng túng. Với cây trồng dài ngày như nhãn, cao su hay cà phê, vân vân, mà lúng túng trong quy hoạch thì thiệt hại về kinh tế cực kỳ khó lường.

Kinh tế thị trường, hiểu đơn giản gồm có cung, cầu, giá sản phẩm hàng hóa và cạnh tranh (cạnh tranh càng hoàn hảo thì sản xuất hay tiêu dùng đều được lợi cao nhất). Hễ dư cung thì giá thị trường giảm ngược lại hụt cung thì giá tăng. Chính vì vậy trong sản xuất bao giờ người ta cũng tính toán sản lượng mình làm ra để cân đối với nhu cầu thị trường. Kỵ nhất là chạy đua theo phong trào, cán bộ lo hô hào còn nông dân ta lâu nay vẫn cứ thói quen thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào nên nay trồng mai chặt là vậy.

Điều cần nhất là mỗi hộ sản xuất phải biết tính toán cho riêng mình để có sản phẩm có chất lượng và độc đáo, bán mới được giá. Nghĩa là phải sáng tạo chứ không nên a dua chạy theo một sản phẩm nào đó. Sản xuất trong kinh tế thị trường, hiệu quả hay lợi nhuận phải là hàng đầu. Chúng ta qua rồi thời hô hào làm cánh đồng 50 triệu/ha. Giả sử làm cánh đồng có giá trị sản phẩm 50 triệu đồng/ha nhưng chi phí mất hơn 50 triệu/ha thì là lỗ, không bằng người ta làm 30 triệu/ha nhưng chi phí chỉ 5 triệu/ha.

Vì vậy bao giờ người ta cũng tính toán tỷ suất lợi nhuận một đồng vốn bỏ ra, thấy hiệu quả mới đầu tư và nên đầu tư bao nhiêu để hiệu quả nhất. Chuyên môn kinh tế có môn kinh tế lượng, là lượng hóa các vấn đề kinh tế bằng toán học từ đó người ta biết được cung - cầu thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. Nông dân có thể không biết CUNG và CẦU nhưng nhà chỉ đạo, quy hoạch sản xuất thì phải biết, để can gián dân, sản xuất đừng chạy theo phong trào.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.